Không riêng gì người nước ngoài đến Việt Nam, các thực khách sành ăn khi được
thưởng thức những món đặc sản làm từ phân non của ngựa, sâu bọ hay rắn, chuột đều khó tránh khỏi
cảm giác ghê sợ.
1. Nậm pịa
Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục
phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non ngựa, bò hoặc dê. Khi ăn
thường kèm với hoa chuối, lá bạc hà… Nậm pịa là mồi nhậu thứ thiệt cho phái mày râu ở bản cao
trong các phiên chợ vùng cao phía Bắc ngày lạnh.
Tuy nhiên, không phải vị khách nào cũng đủ dũng cảm để thưởng thức món ăn này. |
2. Thịt chuột
Loài gặm nhấm này được nhiều người sành ăn ưa chuộng vì thức ăn của chúng là mầm
cỏ non, khoai, sắn, lúa… nên thịt chuột thơm như thịt gà nhưng mềm và dai hơn. Thịt chuột đồng được
chế biến thành các món như: nấu giả cầy, nướng muối ớt, xào dưa…
Ở một số vùng miền, thịt chuột là món không thể thiếu trong các dịp cỗ bàn. Ảnh: |
3. Đuông dừa
Vẻ ngoài ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn của đuông dừa khiến nhiều người nhìn bên
ngoài đều thấy “khiếp vía”, tuy nhiên đây lại là món ăn đặc sản của người miền Tây được đông đảo
dân nhậu Bắc Nam yêu thích. Thịt đuông rất ngọt, thơm và dai, được chế biến thành các món nướng,
chiên, hấp lá chanh nhưng ngon nhất phải kể đến đuông lội mắm.
Con đuông tươi sống, bò lổm ngổm trong bát mắm được gắp lên cho thẳng vào miệng để |
4. Kỳ nhông
Kỳ nhông sống phổ biến ở vùng đồi cát ở Bình Thuận. Thịt con vật này ăn rất thơm,
và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Người ta thường chế biến kỳ nhông thành các món như gỏi kỳ nhông lá
me, nấu canh chua lá me, nướng muối hoặc hầm thuốc bắc.
Kỳ nhông nướng. Ảnh: otosaigon |
5. Bò cạp
Bò cạp xưa kia dùng để ngâm rượu chữa bệnh thì nay trở thành món ăn đặc sản tại
các nhà hàng, quán nhậu. Tuy nhiên, bề ngoài trông có vẻ “dữ dằn” của con vật khiến không ít người
sợ hãi. Các món ngon chế biến từ bọ cạp có thể kể đến như chiên giòn, xào xả ớt, nướng mọi, chiên
bơ…. Thịt bò cạp giòn bùi, thơm ngon khó cưỡng.
Bọ cạp được bán với giá 15.000 đồng một con và 320.000 đồng một kg chưa qua sơ |
6. Ve sầu
Là món ăn được người dân Vĩnh Long ưa chuộng, ve sầu thường được chế biến thành
các món như chiên bột, xào hành, nấu cháo. Người ta thường bắt ve sầu khi chúng lột xác, bởi khi đó
thịt chúng mềm và bùi nhất.
Ve sầu chiên giòn là món khoái khẩu của nhiều người. Ảnh: |
7. Rắn
Món ăn từ rắn là đặc sản của người dân xứ miệt vườn, cũng là món khoái khẩu của
những ai trót mê hương vị của miền Tây sông nước. Tuy có vẻ ngoài đáng sợ nhưng các món ăn từ rắn
món nào cũng ngon. Phổ biến nhất phải kể đến lẩu rắn, nấu cháo, xào xả ớt, nướng trui, hầm xả,
gỏi…
Thịt rắn thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh: Xuanchu.com |
8. Sâu măng
Là món ăn xuất hiện nhiều vào mùa mưa ẩm ướt, sâu măng là món đặc sản của vùng
núi phía Tây xứ Thanh. Ngoài để ngâm rượu, sâu măng cũng xuất hiện nhiều trong các bữa ăn hằng
ngày. Sâu măng béo, bùi, có giá trị dinh dưỡng cao và là thức ăn sạch, tốt cho sức khỏe.
Mặc cho đĩa sâu trông ngon lành đến đâu thì cũng vẫn khiến cho nhiều người không |
9. Dế
Món dế phổ biến nhiều hơn cả ở Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ… Vào mùa mưa, những
con dế trở nên mập mạp được bắt từ những vùng đất tơi xốp ngoài đồng ruộng. Để phục vụ nhu cầu ngày
càng nhiều của thực khách, một số nơi còn nuôi dế để bán cho nhà hàng.
Thịt dế vừa thơm vừa giòn, nhai kỹ sẽ thấy béo pha lẫn chút bùi ngọt. Ảnh: |
10. Dúi
Con dúi có những đặc điểm gần giống với con chuột, được xem là một trong những
món đặc sản vừa dân dã, vừa tiêu biểu của vùng rừng núi Tây Nguyên, Hòa Bình hay người Mường ở Phú
Thọ. Dúi có thể chế biến thành nhiều món như hấp, xào lăn, nấu rượu mận… Nếu đã một lần thưởng
thức món đặc sản này thì chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị thơm ngon, mát và giàu đạm của
dúi rừng.
Tuy nhiên, để có thể đưa miếng dúi lên thưởng thức cũng cần sự dũng cảm bởi không |
Kiều Như