10 món đồ không nên để trong hành lý ký gửi

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 05/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

1. Đồ trang sức

Đừng bao giờ để đồ trang sức
trong hành lý ký gửi vì có rất nhiều rủi ro dễ xảy ra với chúng. Rủi ro đầu
tiên là việc thất lạc hành lý và hầu hết các sân bay sẽ chỉ trả không quá 3.300
USD (khoảng 70 triệu đồng) cho hành lý thất lạc cùng rất nhiều thủ tục rườm rà.
Bên cạnh đó, có rất nhiều khả năng bạn bị rạch va li, hành lý và “rút
lõi” đồ quý giá bên trong. Hãy để đồ trang sức quý giá ở nhà, hay nếu nhất
thiết phải mang đi, hãy đeo chúng lên người hoặc cho vào hành lý xách tay.

2. Giấy tờ, hộ chiếu, thẻ lên máy bay

Tất cả những giấy tờ tùy thân cần
thiết đều nên được cất giữ ở nơi dễ lấy nhất và luôn theo sát bạn trong hành lý
xách tay. Để an toàn hơn nữa, hay sao những giấy tờ này ra nhiều bản và giữ cả
một bản scan trong máy tính.

3. Tiền, thẻ tín dụng

Ở một số sân bay trên thế giới đã
xảy ra trường hợp chính nhân viên kiểm tra hải quan lấy tiền, thẻ tín dụng của
hành khách. Những trường hợp rủi ro khác dễ bị xảy ra là thất lạc hành lý, bị rạch
túi lấy đồ… vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy giữ chúng bên mình, chia thành
nhiều túi để phòng trường hợp mất cắp.

4. Máy tính xách tay và đồ điện tử

Máy tính xách tay và đồ điện tử
được xếp vào loại hàng dễ vỡ, hỏng hóc, đắt tiền, vì vậy bạn không nên xếp
chúng trong va li hành lý xách tay bởi chúng luôn bị quăng quật trong quá trình
vận chuyển. Nên mang theo những loại túi có đệm, mút chuyên dụng để bảo quản những
món đồ này khi bay.

5. Bật lửa, diêm, đồ gây cháy nổ

Những đồ vật dễ gây cháy, nổ khi
cọ xát đều bị loại thẳng thừng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với chuyến bay.

6. Toàn bộ quần áo của bạn

Nếu va li của bạn bị thất lạc, bạn
sẽ thấy mừng vì đã cất riêng vài bộ quần áo, đồ lót trong hành lý xách tay để sống
sót trong những ngày đầu tiên chờ hành lý ký gửi. Những đồ dùng thường nhật như
bàn chải đánh răng, khăn mặt, lược cũng là những thứ nên cho vào hành lý xách
tay.

7. Thuốc

Hành khách được phép mang thuốc
lên máy bay và bạn nên “cẩn tắc vô ưu” trong trường hợp này. Điều gì
sẽ xảy ra nếu bạn lên cơn đau dạ dày ở độ cảo cả nghìn mét mà không có thuốc?

8. Đồ dễ vỡ

Tương tự như máy tính, đồ điện tử,
những món đồ từ thủy tinh, gốm sứ dù được bọc rất kỹ vẫn có thể vỡ trong quá
trình vận chuyển. Cách tốt nhất vẫn là nâng niu chúng bằng cách cho vào hành lý
xách tay.

9. Phim máy ảnh

Nếu bạn mang máy ảnh chụp phim,
hãy mua một loại túi chuyên dụng để cất phim. Nếu có thể hãy xin phép nhân viên
an ninh kiểm tra phim bên ngoài thay vì cho chúng qua máy scan x quang vì rất dễ
gây hỏng phim chưa tráng.

10. Đồ ăn, thức uống

Bạn muốn mang chút pho mát Pháp,
xúc xích Italy về nước? Hãy nghĩ đến việc va li có thể thất lạc cả tuần và những
món ăn đó thiu thối trong hành lý.

Bài viết liên quan