Dưới đây là nhữngquán bún ngon nổi tiếngcó từ lâu đời của Thủ đô:
1. Bún chân gà rút xương phố Mai Hắc Đếa
Quán nằm sát ngã tư giao với Tuệ Tĩnh, đã mở hàng chục năm nay và sáng nào cũng đông khách. “Đặc sản” khiến nhiều người nhớ thương tiệm chỉ là món chân gà đơn giản. Chân gà chọn loại to, béo được làm sạch, lọc hết xương suốt từ phần cẳng xuống đến bàn chân, khi ăn khách thấy giòn giòn, dai dai, chẳng bao giờ ớn. Không đến mức độc lạ nhưng hiếm quán cầu kỳ, chịu khó để làm mónbún chân gà rút xươngthú vị này.
Địa chỉ: 45A Mai Hắc Đế, Hà Nội.
2. Bún tôm phố Cửa Đông
Đây là một trong những tiệm tiên phong bán món Hải Phòng ở Hà Nội. “Số phận” quán khá lênh đênh khi ban đầu mở ra ở phố Phan Huy Ích, được một thời gian thì chuyển về Trấn Vũ, sau khách lại thấy tiệm di cư ra phố Cửa Đông. Giờ nằm trong khu phố cổ, tiệm đã sửa sang đẹp đẽ, lịch sự hơn xưa.Bún tômhay bánh đa ở đây đều ngon nhờ nước luộc tôm. Khách tinh miệng thưởng thức là thấy ngay độ thơm, ngọt, chất. Tôm của tiệm tươi kết hợp thêm chút ruốc tôm, mộc nhỉ, giá đỗ, tô bún luôn khiến khách hài lòng.
Địa chỉ: Số 2 Cửa Đông, Hà Nội
3. Bún thịt nướng phố Tô Hiến Thành
Về cơ bảnbún thịt nướngHuế cũng bao gồm các thành phần như: bún, thịt nướng, rau sống, đậu phộng… Cũng có sự tương đồng với bún chả Hà Nội và bún thịt nướng Sài Gòn, nhưng điều tạo nên sự khác biệt lại nằm ở bát nước lèo, nó được coi là cái hồn tinh túy của món bún thịt nướng Huế, làm cho bát bún có hương vị thơm ngon, đậm đà rất Huế.
Trong bát nước chấm của người Huế hội tụ đủ các vị chua, ngọt, bùi, cay, đắng, chát, mà theo cô Hương – chủ quán nó được làm từ mấy chục loại nguyên liệu khác nhau mới cho ra được bát nước lèo đặc biệt đến vậy. Người ăn chỉ có thể cảm nhận được một số vị như vị béo của bơ, ngậy của đậu phộng, thơm của tỏi, một chút vị của tương bần… nước chấm bún thịt nướng Huế không hề có nước mắm như nhiều bát nước chấm khác.
Vì là món ăn cho người Hà Nội nên chủ quán cũng biết cách giảm lượng cay trong bát nước lèo đi chút ít, nhưng nếu ai muốn ăn cay như người Huế thì luôn có bát ớt chưng ngay cạnh để rưới thêm vào.
Địa chỉ: Số 3 Tô Hiến Thành, Hà Nội.
4. Bún sườn nấm phố Lò Đúc
Quán nằm ở đoạn phố giao với Hòa Mã. Nơi đây dành cho khách mê thưởng thức nấm với các món xôi nấm, cháo nấm và đặc biệt làbún sườn nấm. Nước canh trong veo, thanh thanh, thoang thoảng hương nấm tươi, sườn dẻ hoặc sườn sụn đều ngon mềm, đó là những dư vị khiến bún sườn nấm lưu luyến khách. Nhược điểm là diện tích quán hơi nhỏ nhưng bù lại sạch sẽ, có phong cách và phục vụ khá nhiệt tình.
Địa chỉ: 76 Lò Đúc, Hà Nội
5. Bún cá rô đồng phố Đặng Tiến Đông
Cá rô đồng làm ra nhiều món ăn dân dã ngon miệng, vị ngọt mát và nhất là ít chất tanh nên rất dễ ăn. Có thể ăn cùng với bún, miến hoặc bánh đa cua. Bún cá rô đồng ăn ngon nhất vào mùa đông và mùa xuân, vì vào mùa này những chú cá rô đồng mới chắc thịt, béo, và cũng đúng mùa rau cần. Chỉ có rau cần, thì là mới tôn lên hương vị đặc biệt của bát bún cá rô đồng.
Ở Hà Nội có rất nhiều nơi bánbún cá rô đồngngon. Tuy nhiên, có một quán trên đường Đặng Tiến Đông rất ngon và lạ miệng. Cá rô được chế biến rất thơm, giòn và béo. Điểm đặc biệt nhất của quán là những con cá rô được lọc thành lát rồi chiên vàng lên, không bao bột bên ngoài lát cá nên khi ăn bạn không cảm giác béo ngậy.
Địa chỉ: 25 Đặng Tiến Đông, Hà Nội
6. Bún bò Nam bộ phố Trần Quốc Toản
Nhiều năm về trước, đây là một trong những địa chỉ “ngon bổ rẻ” được teen ưa thích khi mỗi bátbún bò nam bộngon miệng giá chỉ 6.000-7.000 đồng. Tất nhiên, đó là câu chuyện “ngày xưa ơi”. Tô bún bò bây giờ “leo thang” lên 35.000 đồng song lượng khách chẳng hề giảm. Bí quyết nhờ thứ nước trộn pha khéo vừa miệng người ăn, thịt bò luôn nóng hổi chỉ khi khách gọi mới bắc chảo lên xào “xèo xèo”, thơm phức. Không gian tiệm cũng ngày càng được cải thiện sạch sẽ, khang trang.
Địa chỉ: 47 Trần Quốc Toản, Hà Nội
7. Bún mọc gà phố Nguyễn Chế Nghĩa
Nằm trong con phố nhỏ yên tĩnh nhưng quán lúc nào cũng đông khách, không chỉ bởi chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng. Mónbún mọc gàở đây còn có phần sáng tạo khi kết hợp giữa mọc, thịt gà xévà măng khô lại mang đến sự hòa quyện rất hài hòa.
Món ăn vừa lạ vừa quen với những viên mọc thơm mùi nấm hương, mộc nhĩ giòn dai, giò sống, thịt gà thái mỏng và dùng măng khô thay vì dọc mùng quen thuộc.
Địa chỉ: Đối diện trường Ngô Sĩ Liên, phố Hàm Long, Hà Nội
8. Bún thang phố Hàng Trống
Tôbún thangbao gồm các loại nguyên liệu như giò, trứng thái chỉ, gà xé nhỏ, củ cải, rau răm, nấm… được bày cùng hành hoa chan nước dùng thanh nhẹ. Một bát trông khá đầy đặn nhưng với những người ăn khỏe thì khó có thể no. So với giá chung và địa điểm nằm trong khu phố cổ, bát bún thang khoảng giá 25.000 đồng vẫn rất đáng để bạn ghé tới thưởng thức.
Địa chỉ: Số 22 Hàng Trống, Hà Nội
9. Bún chả Hàng Mành
Nằm ngay đầu phố Hàng Mành,bún chả Đắc Kimlâu nay trở thành địa chỉ quen thuộc của các du khách ngoại quốc khi tới thủ đô thưởng thức ẩm thực Hà Thành. Với diện tích khá nhỏ, vào giờ cao điểm, thực khách phải lên các tầng trên hoặc được kê bàn, ghế ngồi ngay vỉa hè.
Tên gọi Đắc Kim xuất phát từ những người chủ đầu tiên của quán vào năm 1965. Đến nay, người tiếp quản là các thế hệ sau trong gia đình. Điểm đặc nổi bật ở đây là sự cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, thịt lợn phải là ba chỉ hoặc nách, sau khi băm nhỏ bằng dao sẽ tẩm ướp gia vị, hành tỏi và nước mắm ngon rồi mới nướng trên than.
Mỗi suất bún chả ở Đắc Kim được chuẩn bị khá đầy đặn, nhiều thịt và dao động 50.000 – 60.000 đồng. Bất chấp những lời phàn nàn về sự thiếu thốn không gian ngồi hay giá cả có phần đắt đỏ, quán vẫn luôn tấp nập khách và trở thành một trong những biểu tượng ẩm thực Hà Thành.
Địa chỉ: Số 1 Hàng Mành, Hà Nội
10. Bún đậu ngõ Phất Lộc
Trong vô vàn quánbún đậungon ở Hà Nội, những cái tên đã thành thương hiệu chỉ đếm trên đầu ngón tay, và để có một nơi mời bạn bè mỗi khi quảng cáo hình ảnh thức ăn chơi ngon đến lạ này, người ta thường nghĩ ngay đến quán của gia đình chị Hương ngõ Phất Lộc, từ thời mẹ chồng chị truyền lại đến nay đã hơn 40 năm.
Bí quyết để có thương hiệu lâu năm ấy là ở loại đậu mơ mịn, thơm và béo ngậy làm ở làng Mai Động (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội) và thứ mắm tôm được đặt mua tận trong Thanh Hóa với màu sắc tươi hồng hương vị đặc biệt, khác biệt so với những loại mắm khác.
Địa chỉ: 49 ngõ Phất Lộc, Hà Nội.
11. Bún ốc tóp mỡ ngõ Mai Hương
Không biển bảng chỉ dẫn, cũng không có một cái tên cụ thể mỹ miều nào, song từ hàng chục năm nay, nếu là người dân sống quanh khu phố Bạch Mai thì hầu như đều biết đếnbún ốc tóp mỡngõ Mai Hương. Và ngày nào cũng vậy, buổi sáng sáng, quán đông khách tới mức 4-5 người xúm vào phục vụ cũng không xuể. Nhiều người thường nói đùa rằng: bún ốc ngõ Mai Hương gây nghiện. Bởi không ở đâu bát bún ốc lại có hương vị đặc biệt đến thế. Nước canh nóng hổi, thơm mùi cà chua, khá ngọt nhưng không lợ và đặc biệt là những miếng tóp mỡ thơm giòn cùng hành lá phi hấp dẫn giản dị, độc đáo mà chẳng nơi nào nghĩ ra để “mix” với bún ốc.
Địa chỉ: Ngõ Mai Hương, phố Bạch Mai, Hà Nội
12. Bún riêu phố Quang Trung
Quán nằm gần ngã tư giao với Hai Bà Trưng, trước kia chỉ là một gánh bún vỉa hè tềnh toàng nhưng nổi tiếng là đắt và chất. Một bátbún riêusuông có giá 30.000 đồng, thêm giò, thịt nữa là 50.000 đồng – đắt ngang một nhà hàng lịch sự. Riêu “xịn”, không pha phách nên nước canh nấu ngọt thơm, còn thịt bò chỉ toàn lõi rùa hoặc bò bắp, đó là bí quyết để chủ quán “chém đẹp” vẫn đông khách. Sau nhiều năm buôn may, bán đắt giờ quán đã thành có cửa hàng có biển hiệu đàng hoàng, phục vụ khách tốt và chu đáo hơn xưa.
Địa chỉ: 2f Quang Trung, Hà Nội