Để rồi trong 144 giờ ở đây, tôi được tìm về với cội nguồn của chính mình, chứng kiến những kiến tạo tuyệt vời và thần bí của thiên nhiên cho đến lòng mộ đạo vô biên của các tín đồ Phật giáo…
Trước 1 tháng lên đường, tôi đã phải dẹp ngay ý định “phượt” của mình khi biết rằng là vùng đất tự trị của Trung Quốc nên Tây Tạng quản lý du khách rất chặt. Theo đó, ngoài xin visa Trung Quốc, bạn còn phải có giấy phép để “nhập cảnh” vào vùng đất này mà đại sứ quán Trung Quốc hiếm khi cấp cho đoàn du lịch ít người. Bởi vậy, sau khi quyết định đi tour trọn gói 8 ngày của Vietrantour giá 48,9 triệu để vừa tiết kiệm thời gian xin giấy phép lại có hướng dẫn viên (HDV) địa phương, tôi đến Tây Tạng vào thời gian lý tưởng nhất (từ T4 đến T10) với nhiệt độ chênh lệch ngày đêm không quá lớn, thời tiết khô ráo và diễn ra nhiều lễ hội hấp dẫn.
Đáp máy bay xuống thủ phủ Lhasa cũng là nơi lưu lại nhiều dấu tích của các bậc chân sư vĩ đại và công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ, chúng tôi di chuyển về khách sạn nghỉ ngơi để thích ứng khí hậu vùng cao nguyên. May mắn được nhân viên Vietrantour cảnh báo trước cần chăm chỉ rèn luyện thể lực, bổ sung dinh dưỡng và tập hít thở do vùng đất này sở hữu hàng loạt dãy núi hùng vĩ như đỉnh Everest, dãy Himalaya nên không khí loãng, cả đoàn đều tránh được hội chứng “sốc độ cao”.
Hôm sau, chúng tôi lên đường tận mục vẻ đẹp cung điện Potala nằm trên núi Đỏ ở độ cao 3.700m. Nghe HDV Vietrantour kể cung điện xây từ TK VII này cần tới 7.000 thợ thủ công và 66,154kg vàng để hoàn thiện. Tôi để ý thấy công trình được bao bọc bởi các tường thành khổng lồ dày 1 – 5m, các mái mạ vàng, cổng và tháp pháo làm bằng đá với đường nét kiến trúc tinh tế cùng hai gam màu đỏ sậm và trắng đại diện cho quyền lực và hòa bình. Potala còn chia thành 2 cung nhỏ là Bạch cung và Hồng cung, gồm 13 tầng với hơn 1.000 gian phòng, 10.000 điện thờ, 200.000 tượng Phật điêu khắc tinh xảo, hàng ngàn mét vuông tranh tường rực rỡ và nhiều đồ sứ, ngọc bích, các bộ sưu tập kinh lớn, tài liệu lịch sử quan trọng…
Cung điện Potala – linh hồn và trái tim Tây Tạng
Theo hành trình Vietrantour, cả đoàn tiếp tục thăm chùa Đại Chiêu – biểu tượng cho thời kỳ huy hoàng nhất của kiến trúc Tây Tạng từ năm 693. Nằm tại trung tâm Lhasa, nơi đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, sở hữu vườn thượng uyển rộng 25.000m2 và 370 gian phòng. Nhìn những người Tạng miệt mài quỳ lạy các Đấng tối cao ở bên ngoài theo kiểu nằm rạp xuống đất rồi lại đứng dậy, bất chấp quần áo rách bươm vì lăn lê bò toài, tôi chợt vỡ lẽ vì sao Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ và bản thân Đức Phật sinh ra ở Nepal song ai cũng gọi Tây Tạng là đất Phật. Bởi ở nơi 90% dân số là tín đồ Phật giáo, không có trộm cướp thì thứ tôn giáo này đã ăn vào máu tủy của họ đến nỗi việc đọc Kinh và hướng về Phật đã trở thành bản năng. Trong mùi trầm hương nghi ngút khói tỏa xen lẫn tiếng lần tràng hạt và câu niệm chú “Om mani padme hum” linh thiêng, dù là người vô thần, tôi cũng thấy lòng trào lên niềm an lạc khó tả.
Dòng người hành hương mộ đạo làm lễ ngũ thể nhập địa bên ngoài chùa Đại Chiêu
Đoàn tiếp tục hành trình về phía Tây khoảng hơn 100km để chiêm ngưỡng một trong tứ đại hồ thiêng: Yamdrok–tso, hay còn gọi là hồ San Hô. Đứng trên đỉnh núi Kampala cao 5.000m, tôi cứ thế bị hút mắt vào màu xanh kỳ ảo như ngọc của khu hồ hình bọ cạp rộng 600km2, uốn quanh các đỉnh đèo và hoang mạc nối Lhasa với thành phố lớn thứ hai Tây Tạng: Shigatse. Như để tô điểm cho khung cảnh tuyệt đẹp ấy, bao quanh hồ Yamdrok–tso còn có các dãy núi băng tuyết vĩnh cửu, những cánh đồng cỏ ngút ngàn, những chú chó Ngao Tạng dũng mãnh và to lớn bậc nhất thế giới…
Một trong tứ đại hồ thiêng của Tây Tạng: Yamdrok–tso
Ngày thứ 6 của cuộc hành trình, tôi được đặt chân đến tu viện Hoa Hồng nổi tiếng, nơi có Học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới và khu vườn tranh biện thu hút rất đông du khách đến chụp lại khoảnh khắc hàng trăm nhà sư trẻ tuổi hăng say tranh luận kinh pháp cùng đồng môn bằng các điệu bộ lạ mắt từ vung tay, múa chân, ngả người, vỗ tay dậm chân hay xoay tràng hạt nhằm gây ấn tượng. HDV Vietrantour còn đưa chúng tôi đến chiêm bái tại ngôi chùa Jamba Chyenmu là tòa nhà lớn nhất trong tu viện Tashilhunpo – cơ sở tôn giáo lớn nhất Tây Tạng hiện tại. Chùa thờ bức tượng Phật Di Lặc cao 26m, được làm bằng 279kg vàng cùng 150.000kg đồng được tạo thành nhờ bàn tay tài hoa của hơn 100 thợ kim hoàn, đúc đồng, họa sĩ và nhà điều khắc cùng hàng trăm nhân công từ Tây Tạng và Nepal.
Hàng trăm nhà sư trẻ tuổi hăng say tranh luận kinh pháp tại tu viện Hoa Hồng
Hấp dẫn không kém là Norbulingka – cung điện nghỉ dưỡng mùa hè của các Đạt Lai Lạt Ma từ năm 1780 – 1959. Đến đây, chúng tôi ngợp trong sắc hương của hoa hồng, cúc vạn thọ, dã yến thảo, thảo mộc và thực vật quý hiếm trải rộng khắp 36 ha. Không chỉ lưu giữ bộ sưu tập lớn về đèn chùm Ý, các bức bích họa Ajanta hay thảm dệt thủ công Tây Tạng tinh xảo, Norbulingka còn là nơi tổ chức lễ hội truyền thống Shoton lớn nhất ở Tây Tạng bắt đầu từ TK XI khi các tín đồ Phật giáo thể hiện sự tôn kính vô hạn trước những bức tranh Thangka khổng lồ vẽ chân dung đức Phật và cư dân địa phương mang sữa chua làm từ sữa trâu Yak để cúng các nhà sư đã trải qua khóa tu thiền. Năm nay, nếu đến Tây Tạng đúng ngày 21/8/2017, bạn sẽ được hòa mình trong không khí lễ hội với vô số nghi thức Phật giáo tâm linh, các điệu múa truyền thống, ca kịch Tây Tạng, đua bò…
Cung điện Norbulingka được ví như Di Hòa viên của Tây Tạng
Ngày thứ 7 của cuộc hành trình, cả đoàn chia tay vùng đất Phật nhưng 144 giờ khám phá Tây Tạng chắc chắn sẽ là những hồi ức tuyệt vời của đời người về những tín niệm, triết lý nhân sinh từ quan điểm Phật học, sức mạnh của tinh thần trỗi dậy từ vùng đất cao nguyên khắc nghiệt và nỗi khát khao được khai sáng tâm linh để về miền kiết tường và phúc lạc của con người khi chứng kiến dòng hành hương không dứt tiến về Tây Tạng.
VIETRANTOUR (Trụ sở) ——Vietrantour Hải Phòng |