4 khối đá khổng lồ ở Việt Nam thách thức dân phượt

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 05/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

1.Cực Đông mũi Đôi, Khánh Hòa

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhTảng đá cuối cùng để chạm vào cực Đông. Ảnh: tieudungviet

Là điểm đón mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S, mũi Đôi chính là điểm cực Đông của Việt Nam. Nằm tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, mũi Đôi được rất nhiều người lựa chọn cho chuyến chinh phục của mình. Thách thức lớn nhất nhưng cũng thú vị nhất khi bạn chinh phục cực Đông đó là được trải nghiệm mọi loại địa hình trên suốt 8 km hành trình: từ đi bộ đường mòn, leo đồi cát, nhảy ghềnh đá hay len lỏi trong những khu rừng.

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhĐu dây lên. Ảnh: thanhnien

Cả chặng đường cuối cùng là ghềnh đá với hàng trăm tảng đá lớn nhỏ với hình thù kỳ lạ, xếp chồng lên nhau đủ mọi tư thế. Đoạn này đòi hỏi bạn phải vận dụng mọi kỹ năng vận động: bò, trườn, leo men theo từng bờ đá, hay nhảy từ tảng đá này qua tảng đá kia. Tất cả đều đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và tập trung cao độ. Có những tảng đá khổng lồ đến nỗi bạn không thể làm cách nào khác để vượt qua ngoài việc chui qua khe hở được tạo nên giữa các kẽ đá chỉ vừa lọt một thân người.

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhÁnh bình minh đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: nhatranghotel

Mốc cực Đông của Tổ quốc được gắn trên một tảng đá lớn cao gần 10m, đây chính là thử thách cuối cùng bạn muốn chạm đến khi quãng đường trước đó đã vắt gần như kiệt sức người đi.

2.Đỉnh Đá Bia,Phú Yên

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhẢnh: panoramio

Núi Đá Bia, tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, hiện ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên. Sau 3 tiếng leo núi, với quãng đường dài hơn 2km, xuyên qua những cánh rừng sẽ chạm được khối đá bia. Khối đá cao hơn 76m, hình thù kỳ dị lạ thường. Tính luôn chiều cao của núi thì núi Đá Bia cao khoảng 700m so với mực nước biển.

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhĐỉnh Đá Bia. Ảnh: panoramio

Không những Ðá Bia có một lịch sử của ngàn xưa mà đây còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh. Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía Đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng Tây đường lên đèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh. Từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhKhung cảnh nhìn từ đỉnh Đá Bia. Ảnh: panoramio

3.Đỉnh Lu Bu, Lâm Đồng

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhẢnh: Lan Vo

Núi Lugu còn có nhiều tên khác như núi Lu Bu, Lú Mu… Núi có độ cao 1.079m, trên đỉnh có một đỉnh đá lớn có thể nhìn thấy rõ từ QL20 gọi là đỉnh Lu Bu. Đây là ngọn núi cao nhất vùng Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đứng dưới chân núi, đỉnh Lu Bu hiện ra mờ ảo sau một làn mây trắng.

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhĐỉnh Lu Bu khi nhìn gần. Ảnh: HailuaSG

Muốn lên đỉnh phải băng qua ba ngọn đồi nằm dài nối tiếp nhau. Đây là những ngọn đồi với các tán rừng nguyên sinh vẫn còn đậm nét nên thu hút được sự tò mò khám phá của nhiều đoàn du khảo nước ngoài. Cuộc hành trình băng qua nhiều con suối, trong đó có suối Lạnh. Nước ở đây trong, mát lạnh lạ thường và trở thành nguồn nước uống chính cho người đi rừng. Vất vả gần sáu giờ leo núi với không dưới bốn lần nghỉ chân mới đến được đỉnh Lu Bu. Một khối đá to cao gần 80m chót vót ngay trên đỉnh núi sẽ làm thỏa lòng mong đợi của du khách.

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhKhung cảnh nhìn từ đỉnh Lu Bu. Ảnh: HailuaSG

4.Bức Tường Việt Nam, hang Sơn Đoòng

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhẢnh: Ryan Deboodt

Hang động Sơn Đoòng, Quảng Bình được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới. Trong hang động có những thạch nhũ với cột đá cao hàng chục mét bên cạnh dòng suối và thác nước tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, kỳ diệu. Sự khác biệt về nhiệt độ trong và ngoài hang đã tạo ra lớp sương mờ bao phủ bên trong. Khi bước chân lên những mỏm đá đang phủ sương trắng, du khách sẽ ngỡ đang lạc lối vào chốn thần tiên nào đó. Ngoài ra, hệ động thực vật ở đây cũng rất phong phú, trong đó nhiều loài quý hiếm.

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhẢnh: Ryan Deboodt

Trên hành trình khám phá hang Sơn Đoòng, “Bức Tường Việt Nam” được nhắc đến nhiều lần mỗi khi nói về hang động lớn nhất thế giới nhưng hình thù của danh xưng này vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều người. Bức Tường Việt Nam là phần núi đá đứt gãy được hình thành trong quá trình kiến tạo địa chất của vỏ trái đất để tạo nên hang Sơn Đoòng. Đây chính là điểm cuối của hành trình khám phá hang động lớn nhất thế giới và cũng là bức tường đá khổng lồ kéo dài hàng trăm mét. Điểm cao nhất của bức tường khoảng hơn 80m. Những điểm có độ cao trung bình thường từ 50 – 60m.

hang Sơn Đoòng, cực Đông, mũi Đôi, núi Đá Bia, núi Lu Bu, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng BìnhẢnh: Ryan Deboodt

đèo Cả hang động phượt Sơn Đoòng
Bài viết liên quan