Sài
Gòn có nhiều địa điểm tập trung ăn uống, dưới đây là một số nơi bạn có thể ghé
đến vào buổi chiều trời mát cùng bạn bè.
Bánh tráng trộn
Nguyễn Thượng Hiền
Hiện
nay, bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt ưa thích của nhiều người, nổi
bật là giới trẻ Sài thành. Các loại nguyên liệu chính gồm bánh tráng, xoài, rau
răm, khô, trứng cút,… và một số loại gia vị khác nhau như hành phi, muối, dầu
điều, nước tắc được hòa trộn vào với nhau. Vị cay của sa tế, chua của xoài, ngọt
dai của bánh tráng trộn, thịt bò khô hoặc trứng cút sẽ tạo nên một món ăn khó
cưỡng nổi.
Nếu
là một “tín đồ” bánh tráng trộn, bạn không thể bỏ qua thiên đường của nó ở đường
Nguyễn Thượng Hiền, Quận 3. Bằng cách chế biến với những loại nguyên liệu
riêng, nơi đây lúc nào cũng tấp nập người mua.
Bánh
tránh được trộn một cách chuyên nghiệp với giá trung bình từ 20.000 đến 30.000
đồng. Một điều thú vị là bạn có thể phải lấy số chờ đến lượt mua.
Dừa tắc Pasteur
Nổi
tiếng là một trong những con đường xưa nhất ở Sài Gòn, đường Pasteur vắt ngang
qua quận 1 và quận 3 với những hàng cây cổ thụ, tán lá xum xuê. Khi đi trên con
đường này, bạn đừng quên ghé vào những chiếc xe dừa tắc, nằm gần đoạn ngã tư Võ
Thị Sáu, quận 3 để thưởng thức.
Nước
dừa tắc là một món giải khát dân dã quen thuộc của người Sài thành, đặc biệt là
các bạn tuổi teen. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản là nước dừa tươi, một ít
cơm dừa, cho thêm vào ít tắc muối hoặc tắc tươi sẽ mang đến loại nước giải khát
mát lạnh hạ nhiệt.
Ngoài
món chính là dừa các hàng quán ở đây còn bán thêm nhiều món như nước sâm, rong
biển, bông cúc, mía lau… nhưng ko được nổi trội như nước dừa tắc.
Hẻm ăn vặt 76 Hai
Bà Trưng
Nằm
trong khu chung cư đông đúc tại quận 3, khu ăn vặt này nổi tiếng với nhiều món
ăn khác nhau như: xôi, bún gà, cháo lòng, bún riêu, bún thịt nướng, súp cua,…
Được biết đến như là một “đại bản doanh của ẩm thực giá rẻ”, giá các món ăn ở
đây dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng. Món đắt nhất cũng dừng lại ở mức 20.000
đồng.
Các
quán ăn ở đây có không gian thoải mái, menu lại đa dạng cho thực khách lựa chọn.
Ảnh: Anh Minh
Khi
đến đây, bạn có thể phải chờ đợi hoặc bị phục vụ nhầm món do số lượng khách
hàng đông đúc. Nhưng bù lại, với những món ăn có hương vị thơm ngon, nóng thổi,
giá cả lại vừa túi và vị trí thuận tiện, khu hẻm này là địa chỉ hấp dẫn dành
cho bạn khi đến Sài Gòn.
Phá lấu bò Marie
Curie
Đối
với những bạn trẻ mê mẩn các món phá lấu, trà sữa, mì xào, nui xào, súp cua, há
cảo… chắc chắn sẽ không còn xa lạ địa chỉ quen thuộc tại cổng sau trường Marie
Curie.
Nơi
đây không chỉ là điểm ăn uống thu hút mà còn là nơi tập trung bạn bè đến trò
chuyện, hàn huyên trong một buổi chiều rảnh rỗi. Chỉ với một tô phá lấu nóng hổi
hoặc một ly trà sữa thơm ngon, đi kèm là những câu chuyện không hồi kết, chắc
chắn bạn sẽ thấy bầu không khí Sài Gòn thật dễ chịu.
Món
đặc trưng nhất ở đây là phá lấu bò với trà sữa thạch phô mai. Bạn có thể dùng một
chén phá lấu với bánh mì, hoặc nếu chưa đủ có thể dùng thêm với mì gói, cộng với
một ly trà sữa thạch phô mai. Giá cho một phần phá lấu bánh mì là 20.000 đồng,
trà sữa thạch phô mai là 10.000 đồng.
Bánh tráng nướng Cao
Thắng
Những
ai từng tham quan chợ đêm Đà Lạt hẳn không thể quên độ nóng, hương thơm, vị béo
ngậy của trứng gà kèm hành phi, ruốc khô trong món bánh tráng nướng, giúp cái lạnh
ban đêm của thành phố ngàn hoa dịu đi ít nhiều. Với những ai chưa từng đến hoặc
muốn quay lại để nếm thử hương vị khó quên này, có thể đến ngay đường Cao Thắng,
quận 3 (vỉa hè số 53 – 57).
Từ
15.000 đến 30.000 đồng là bạn có thể có cho mình một chiếc “pizza” với đủ các
hương vị khác nhau như: bánh tráng trứng phô-mai, bánh tráng trứng bò phô mai
xúc xích, bánh tráng trứng phô mai gà xé, bánh tráng bánh dẻo,… Ảnh: Dã Phong
Xuất
hiện khoảng 5 năm gần đây, món bánh tráng nướng kiểu Đà Lạt đã được nhiều người
thích thú bởi hương vị mới lạ của nó. Vị cay của ớt, giòn tan của chiếc bánh
tráng cộng thêm các hương vị khác nhau của trứng cút, hành lá, trứng gà, xúc
xích, thịt xay, khô bò,… tạo nên một chiếc bánh đầy màu sắc và hấp dẫn. Tuy
là quán ăn lề đường nhưng những người bán ở đây rất ý thức giữ gìn vệ sinh an
toàn thực phẩm. Họ luôn đeo bao tay và chế biến các công đoạn tại chỗ.
Sự
giao tiếp của kẻ bán người mua làm không khí ở đoạn đường Cao Thắng trở nên sôi
động hơn bao giờ hết. Lâu dần, nơi đây đã trở thành một nơi ăn uống về đêm thú
vị của người Sài Gòn.
Theo Vnexpress