Công viên Bách Thảo
Vị trí:
Công viên Bách Thảo nằm ở phía sau của lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ tịch, diện tích rộng khoảng 10 ha.
Có hai lối vào công viên, một lối ở đầu phố Hoàng Hoa Thám, một lối ở giữa phố Ngọc Hà.
Cổng công viên Bách Thảo
Lịch sử
Công viên trước kia là đất phường Khán Xuân, công viên được thành lập vào những năm đầu khi thực dân Pháp tới Việt Nam. Vào những năm 1890, công viên có diện tích trên 33 ha, bao quanh toàn bộ dinh thự của thực dân Pháp ở đây, chúng lấy đất lập thành khu vườn trồng cây, nuôi muông thú và đặt tên là vườn thảo mộc nhưng người dân nước ta quen gọi là Trại hàng hoa hay vườn Bách thú.
Vườn Bách Thảo được ví như lá phổ xanh của thủ đô
Vào chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945) chim muông ở công viên chết dần vì không được chăm sóc. Thực dân Pháp chuyển số thú còn lại vào sở thú Sài Gòn (Thảo cầm viên), nơi đây chỉ còn vườn cây.
Sau ngày giải phóng Thủ đô, chính quyền ta sửa sang tu bổ và đổi tên lại là công viên Bách Thảo. Ở góc phía Tây Bắc công viên có một gò cao, ngày trước ở đây trồng nhiều cây Sa nên có tên gọi là núi Sa.
Công viên Bách Thảo với rất nhiều cây cổ thụ lớn
Khái quát Công viên Bách Thảo
Công viên Bách Thảo có nhiều rặng cây cổ thụ cành lá sum suê, tán rộng, bóng dài. Ngoài ra, còn có nhiều bồn hoa đẹp mắt, lối đi uốn lượn xung quanh, hồ nước trong veo ăm ắp hoa sen, hoa súng.
Bách Thảo là nơi thư giãn của người dân Hà Nội
Trong công viên có những cây gỗ quý hiếm đặc trưng cho các cánh rừng ẩm nhiệt đới phương Nam. Số cây ở có nguồn gốc Việt Nam chiếm trên 2/3 trên tổng số loài cây trong công viên, còn lại 1/3 là các loài cây nhập nội từ nhiều châu lục trên thế giới: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương. Vào vườn Bách Thảo khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng các loài cây thân gỗ có đường kính 2, 3 người ôm; các loại cây thân cột khổng lồ của họ cau dừa; các cây gỗ có bộ rễ phụ buông dài của nhóm si, đa, đề; các loài cây leo thân gỗ các giò phong lan khoe sắc và các cây cảnh sặc sỡ.