Thăm vùng đất của “Võ sĩ đạo cuối cùng”

Tác giả: didauchoigiĐăng ngày: 22/02/2019Lần cập nhập cuối: 08/02/2021

Bất cứ du khách nào khi đến tỉnh Kagoshima thì hình ảnh xuất hiện nhiều nhất tại các nhà ga, bến tàu, cửa hàng… chính là hình ảnh của Saigo Takamori dẫn chú chó cưng yêu quý của ông.

Thăm vùng đất của “Võ sĩ đạo cuối cùng”

Lò than Terayama được bảo tồn nguyên trạng trong không gian vẫn còn suối, heo rừng

 

 

(St) Võ sĩ đạo phát triển công nghiệp luyện kim

Vùng đất Kagoshima miền Nam của Nhật Bản những năm 1850 là nơi đầu tiên tại Nhật hứng chịu sự tấn công của phương Tây. Thuở đó, Nhật Bản vẫn còn dưới sự thống trị của Mạc phủ Tokugawa, vùng Kagoshima được gọi tên là Satsuma. Lãnh chúa Shimazu Nariakira (1809-1858) của vùng Satsuma là một người chịu ảnh hưởng nền văn hoá, giáo dục Tây học; ông đã mời Saigo Takamori về làm người thân cận.

Lãnh chúa Shimazu Nariakira và “võ sĩ đạo cuối cùng” Saigo Takamori đã cùng ý thức muốn Nhật Bản nhỏ bé trở nên mạnh mẽ hơn phải chú trọng phát triển công nghiệp, quân bị. Từ đó, Kagoshima trở thành nơi đầu tàu về công nghiệp luyện kim.

Thăm vùng đất của “Võ sĩ đạo cuối cùng”

Một nhánh sông Inari trong khu dân cư ngày nay. Một phần của song được dùng cho kênh dẫn nước Sekiyoshi để tạo thuỷ lực cho các nhà máy công nghiệp Shuseikan thời Cải cách công nghiệp Minh Trị

 

Hiện tỉnh Kagoshima có 3 điểm trong số 23 điểm của cụm Di sản văn hoá thế giới thuộc Cải cách Công nghiệp Minh Trị tại Nhật Bản: Sắt thép, Đóng tàu và Khai mỏ gồm: Lò than Terayama, kênh dẫn nước Sekiyoshi và lò phản xạ Shuseikan. Đây là ba điểm quan trọng đánh dấu sự phát sinh của nền công nghiệp cận đại của Nhật Bản với các nhà máy công nghiệp Shuseikan dưới sự lèo lái của lãnh chúa Shimazu Nariakira và Saigo Takamori.

(St) Nhìn thấy đời sống trong rừng làm than của người Nhật xưa

Cả ba điểm di sản này đều được nằm trong không gian bảo tồn với thiên nhiên còn hoang sơ. Khi du khách đến tham quan, không thấy là công trình công nghiệp nặng nề mà cảm giác như bước vào những khu rừng mà ở đó ngày xưa, người dân Nhật đã sống, làm việc tại đó với thức ăn thiên nhiên, nước uống từ bờ suối ngay bên cạnh.

Thăm vùng đất của “Võ sĩ đạo cuối cùng”

Củ cải trắng lớn nhất thế giới là đặc sản của vùng đất núi lửa – Đảo Sakurajima

 

Ngày nay, ngoài ba điểm di sản của Cải cách công nghiệp thời kỳ Minh Trị, Kagoshima còn là vùng đất của nhiều sản phẩm du lịch riêng biệt. Nổi bật trong đó là đảo Sakurajima với núi lửa ngàn năm, niềm tự hào không chỉ của người dân Kagoshima mà của cả vùng miền Nam Kyushu của Nhật Bản. Du khách có thể đi đến đảo Sakurajima với 15 phút bằng phà qua vịnh Kinko. Núi lửa Sakurajima nay vẫn hoạt động, nhưng người dân vẫn có đời sống bình thường bên dưới với ngành dịch vụ du lịch, nông dân thì trồng củ cải, quýt, hoa trà…

Thăm vùng đất của “Võ sĩ đạo cuối cùng”

Vườn Senganen với nhà của gia tộc Satsuma.

 

“Võ sĩ đạo cuối cùng” đã không còn, nhưng tinh thần samurai vẫn luôn hiện diện trong đời sống người tỉnh Kagoshima. Để ở đó, dù bao thiên tai, chiến cuộc họ vẫn vượt qua với nghị lực phi thường.

BÀI: TRANG DƯƠNG – ẢNH: TRỌNG LỰC

Bài viết liên quan