Kinh nghiệm du lịch Yên Tử
Yên
Tử là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh, nơi gắn liền với tín ngưỡng Phật
Giáo Việt Nam, khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Núi Yên Tử tu
hành, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Thời gian đi Yên Tử
Hàng
năm lễ hội Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, thu hút
hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về trẩy hội. Đi vào mùa lễ hội nhất
là những ngày đầu khai hội sẽ rất đông. Nếu mục đích là đi Lễ thì bạn nên chọn
sang tháng 2 âm đi cho đỡ đông. Còn mục đích đi vãn cảnh thì bạn có thể đi bất
kỳ thời điểm nào trong năm. Một số lưu ý khi đi vào mùa lễ hội, bạn xem ở phía
cuối bài.
Đi đến Yên Tử
Hàng
ngày đều có các chuyến xe đi Hạ Long từ bến xe Mỹ Đình, các xe này đều chạy qua
Yên Tử. Các bạn rất dễ dàng tới Yên Tử bằng các xe khách như Kumho Viet Thanh,
Đức Phúc, Ka Long và nhiều nhà xe khác, xe đi Hạ Long, Móng Cái chạy liên tục cứ
khoảng 30 phút lại có 1 chuyến. Giá vé khoảng 90k/người.
Đường
đi, từ Hà Nội bạn đi Bắc Ninh rồi rẽ vào đường 18 đi Cẩm Phả, Chí Linh, Đông
Triều, Uông Bí, tới đền Trình Yên Tử vào thắp hương rồi rẽ đi Yên Tử. Nếu đi xe
khách thì bạn cứ nhắc lái xe cho xuống đền Trình để vào khu Yên Tử.
Từ
Hải Phòng đi Yên Tử bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi rẽ
trái đi ngược lại đường 18 khoảng 2km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử.
Từ
đền Trình vào Yên Tử bạn có thể đi xe ôm giá khoảng 35k/người, hoặc đi taxi
vào.
Hành trình leo núi
Dưới
chân núi có một khu dịch vụ lớn cung cấp đầy đủ các dịch vụ như ăn uống, nghỉ
ngơi, bãi đỗ xe. Từ đây nếu bạn đi bộ thì có thể dễ dàng thấy một dốc cao với bậc
thang đi lên núi. Nếu đi cáp treo thì bạn phải đi xe điện hoặc tiết kiệm thì tự
đi bộ vào khoảng 1,5km để tới Ga cáp treo.
Thời
gian thăm Yên Tử phụ thuộc vào bạn đi cáp treo hay đi bộ leo núi. Nếu đi Cáp
Treo bạn có thể đi trong 1 ngày, còn đi Bộ thì thường là đi 2 ngày. Hoặc kết hợp
1 chiều lên đi bộ và chiều xuống đi cáp treo, hoặc ngược lại.
Lịch trình du lịch
Yên Tử
Đi
Yên Tử trong ngày
Nếu
đi trong ngày các bạn nên đi sớm từ Hà Nội, với khoảng cách khoảng 120km Hà Nội
đi Yên Tử, mât khoảng 2,5 giờ đi ô tô. Bạn nên xuất phát từ HN lúc 5h30 hoặc
6h, đến chân núi và đi cáp treo lúc 8h30. Đi 2 lần cáp treo và đi bộ xen giữa
các điểm cáp treo lên tới Chùa Đồng lúc trưa. Tại đây bạn có thể nghỉ ngơi ăn
trưa với đồ ăn mang theo.
Thăm
quan nghỉ ngơi, lễ bái và chụp ảnh xong bạn lại xuống núi, khoảng 15h bạn bắt đầu
xuống. Về lại Hà Nội khoảng 19h30.
Đi
1 ngày thì nên đi sớm và đi Cáp treo, nên ăn tự túc để chủ động thời gian. Nếu
bạn đi muộn thì có thể ăn trưa tại Hoa Yên, tuy nhiên sẽ về lại HN rất muộn.
Đi
Yên Tử 2 ngày
Có
nhiều phương án, bạn có thể kết hợp đi Yên Tử và Hạ Long trong 2 ngày 1 đêm.
Ngày 1 xuất phát từ Hà Nội đi Hạ Long, chiều tham quan Hạ Long và ngủ lại tại
Bãi Cháy hoặc Tuần Châu. Tối bạn có thể vui chơi, xem nhạc nước, biểu diễn cá
Heo tại khu du lịch Tuần Châu.
Ngày
2 bạn nên đi sớm, vì dành cả ngày cho Yên Tử, đi cáp treo cả 2 chiều lên và về.
Có thể mang đồ ăn trưa đi cùng, hoặc ăn trưa tại mấy quán ăn ở Hoa Yên. Chiều
khoảng 16h xuất phát về lại Hà Nội.
Ngoài
ra bạn có thể leo núi bằng đường bộ, sẽ khá mệt và bạn cần thời gian. Nên tới
Yên Tử vào chiều ngày 1, leo lên Hoa Yên rồi nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau leo
sớm, và về trong ngày 2. Đi bộ 2 ngày thì sẽ đỡ mệt hơn nhiều vì có thời gian
nghỉ đêm tại đó. Còn nếu đi bộ trong 1 ngày thì sẽ rất vất vả, và đau chân.
Một số lưu ý khi đi
Yên Tử
- Nên
đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi. - Quần
áo thì tùy vào mùa. Nhưng tốt nhất là nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì
leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại
cảm lạnh. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang
theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc vào. - Nếu
đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp Lượt về.
Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu. - Nên
vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả
có thời gian mà ngắm ngía. - Không
nên mua linh tinh dọc đường, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc v.v.v đều có
bảo kê, mua bán hay bị bịp bợm và gian lận. - Những
chỗ đông người như khu vực đợi cáp treo, chùa Đồng, phải cảnh giác ví tiền và đồ
dùng cá nhân. Rất nhiều vụ móc ví đã xẩy ra. - Lưu
ý giữ vệ sinh chung, dọc đường có nhiều thùng rác, bạn nên bỏ rác đúng nơi qui
định.
Dịch vụ
ăn uống giá trung bình từ 50k đến 100k / suất ăn. Đi đông có thể đặt ăn theo
mâm. Một món đặc sản của Yên Tử bạn nên ăn đó là Măng Trúc, có nhiều cách chế
biến, đơn giản nhất là Luộc ăn với muối vừng. Tại các nhà hàng bạn cũng nên gọi
món này ăn cho biết.
Giá vé cáp treo 2015
GIÁ VÉ (VND) | NGƯỜI LỚN | TRẺ EM |
Khứ hồi 2 tuyến | 280.000 | 200.000 |
Khứ hồi tuyến 1 | 180.000 | 120.000 |
Khứ hồi tuyến 2 | 180.000 | 120.000 |
Một chiều tuyến 1 | 100.000 | 80.000 |
Một chiều tuyến 2 | 100.000 | 80.000
|
Ghi chú: Trẻ em Việt Nam: Miễn phí vé cáp treo cho trẻ em cao dưới 1,2m, cao trên 1,2m tính giá vé người lớn
Trẻ em quốc tế: Trẻ em cao dưới 1,2m tính giá vé trẻ em, cao trên 1,2m tính giá vé người lớn.
ST