Kinh nghiệm sống còn khi đổ đèo bằng xe ga

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 05/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Trong thời gian gần đây trên mạng xã hội liên tiếp chia sẻ nhiều trường hợp tai nạn khi đi “phượt” tại những nơi đèo dốc, địa hình hiểm trở như Tam Đảo, Ba Vì…đã có những nạn nhân không may bị tử vong khi lao xe xuống vực. Một điểm chung trong các vụ tai nạn này là đều có liên quan đến xe tay ga.

Tai nạn lật xe tay ga tại Tam Đảo (Ảnh chụp từ video Clip)

Nhiều cảnh báo được đưa ra bởi những người có kinh nghiệm là không nên lựa chọn xe tay ga làm phương tiện đi đường đèo dốc. Mặc dù nguy cơ xảy ra các tình huống nguy hiểm cao hơn xe số do những cấu tạo và cơ chế vận hành của xe nhưng xe tay ga vẫn hoàn toàn có thể sử dụng nếu bạn biết cách xử lý trên địa hình đèo dốc. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu vềcách đổ đèo bằng xe máytay ga.

Book ngay khách sạn Tam Đảo giá tốt – số lượng có hạn tại đây

Nguyên nhân khiến xe tay ga kém an toàn

Do đặc thù của xe tay ga khi xuống dốc loại xe này không thể về số thấp để hãm động cơ như xe số mà chỉ có thể dùng đến phanh. Điều nguy hiểm nhất lại chính là nằm ở đó khi xe lao xuống dốc, người lái bóp phanh liên tục sẽ khiến phanh xe bị nóng, má phanh bị bào mòn, thậm chí phanh hoàn toàn mất tác dụng. Nhiều người còn tắt máy xuống dốc vì nghĩ rằng sẽ giúp tiết kiệm xăng, tuy nhiên họ không biết rằng mình đang phung phí sự an toàn và cả tính mạng của bản thân bởi khi đó xe sẽ lao nhanh theo quán tính người lái sẽ dễ bị mất kiểm soát, nhất là tại những khúc cua gấp rất dễ bị lao xuống vực hoặc lật xe nếu bóp phanh gấp.

Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe máy tay ga

Một kinh nghiệm sống còn khi đi phượt hay đổ đèo đó là “phanh” hãm bằng động cơ, cho dù ô tô hay xe máy thì điều này cũng đều có thể áp dụng. Tuy nhiên với xe số điều đó có thể khá dễ dàng nhưng còn xe tay ga sử dụng hộp số vô cấp thì liệu có phanh bằng động cơ được hay không?

Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể đổ đèo bằng xe tay ga một cách an toàn bằng cách áp dụng những kinh nghiệm dưới đây được chia sẻ từ một phượt thủ. Quy tắc cần nhớ đó là không tắt máy, không đi chậm hơn 15 km/h và vẫn phải mớm ga để xe bám côn đúng lúc.

Khi xe ga đang xuống dốc, bộ ly hợp sẽ nhả hoàn toàn, nếu không sử dụng phanh, xe sẽ lao nhanh dần do côn không bám. Điều người lái cần phải làm là giúp côn bám và sẽ lợi dụng được động cơ hãm xe.

Trước tiên bạn hãy dùng phanh để giảm tốc nhưng hãy để tốc độ >15km/h rồi mớm nhẹ ga. Bạn cần vừa mớm ga vừa ra phanh để giữ vận tốc của xe ổn định trong khoảng 15 đến 20 km/h để li hợp (côn) bám.

Khi nhận thấy côn đã bám, lúc này bạn có thể nhả ga hoàn toàn, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ khi côn bẫn bám và xe dường như bị động cơ kéo lại, xe có tiềng gằn do trở lực từ động cơ. Như vậy là bạn đã thành công khi “phanh” được động cơ khi sử dụng xe tay ga đổ đèo.

Lý do của việc yêu cầu không tắt máy và không đi chậm hơn mốc 15km/h là vì:

Nếu tắt máy sẽ không thể mớm ga để bám côn, nếu chạy chậm hơn 15km/h thì theo đặc tính xe sẽ tự động ngắt côn do đó bạn không nên chạy chậm hơn tốc độ này.

Lưu ý:Trong một số trường hợp tại những khúc cua tay áo quá gấp bạn nên dùng đến phanh để giảm vận tốc của xe xuống còn 10 hoặc 5 km/h.

Một số điều cần nhớ khi đổ đèo bằng xe máy tay ga

Mặc dù những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây có thể giúp những ai thường xuyên sử dụng xe tay ga có thể dễ dàng áp dụng khi đi lại trên những địa hình đèo dốc được an toàn, tuy nhiên nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa nắm được các thao tác thì tuyệt đối không nên dùng xe tay ga hoặc ngồi sau người con non tau lái để đi đường núi, đổ đèo.

Khi đổ đèo, bạn cần nhớ không được tắt máy và thả trôi cũng như không bóp cứng phanh, bóp phanh đột ngột tại những khúc cua. Không được bóp phanh liên tục trên đoạn đường dốc dài vì có thể khiến phanh hỏng, cháy phanh, phanh mất tác dụng.

phượt
Bài viết liên quan