Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 02/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Địa chỉ:Đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Lịch sử hình thành

Từ những năm 1981 Nhà nước đã chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà Nội. Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật ngày 14-12-1987 và được Nhà nước cấp đất để xây dựng: năm 1987 – 2.500m2, năm 1988 – 9.500m2, đến năm 1990 Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao toàn bộ 3,27 ha.

Bảo tàng bắt đầu được cấp vốn chuẩn bị đầu tư vào năm 1986. Công việc xây dựng móng triển khai từ cuối năm 1989. Theo luận chứng kinh tế – kỹ thuật, tổng kinh phí để xây dựng là 27 tỷ đồng, chưa kể khoảng 4 tỷ đồng cho việc sưu tầm hiện vật, tư liệu và tổ chức trưng bày.

Suốt nhiều năm, Ban quản lý công trình Bảo tàng và Phòng Bảo tàng là một bộ phận của Viện Dân tộc học. Ngày 24-10-1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam).

Ngày 12 tháng 11 năm 1997, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương.

Công trình Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (người dân tộc Tày, thuộc Công ty Xây dựng nhà ở và công trình công cộng, Bộ Xây dựng) thiết kế. Nội thất công trình do Bà kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp) thiết kế.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học

Trong khoảng một chục năm qua, Bảo tàng có 2 khu vực chính. Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, hệ thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường… Các khối nhà liên hoàn với nhau, có tổng diện tích 2.480m2, trong đó 750 m2 dùng làm kho bảo quản hiện vật. Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời, rộng khoảng 2 ha, bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn thành công trình trưng bày cuối cùng trong năm 2006.

Một số góc trưng bày bên trong của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Một số góc trưng bày bên trong của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Một số góc trưng bày bên trong của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Một số góc trưng bày bên trong của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Góc trưng bày bên trong của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Bên cạnh đó, hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được cấp thêm hơn 1 ha đất, nâng diện tích khuôn viên của Bảo tàng lên gần 4,4 ha. Tại phần đất mở rộng này, từ giữa năm 2007 bắt đầu xây dựng một tòa nhà 4 tầng, sẽ mang tên “nhà Cánh diều”, để giới thiệu về văn hóa các dân tộc ngước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á. Đây sẽ là khu trưng bày thứ 3 của Bảo tàng.

Mười năm đầu mở cửa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đón tiếp khoảng 1.200.000 lượt khách tham quan, trong đó có trên 530.000 khách quốc tế đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số du khách đến Bảo tàng ngày càng gia tăng, năm 2007 đạt 337.000 lượt người, trong 6 tháng đầu năm 2008 – hơn 210.000 lượt người…

Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Năm 2014, trang web uy tín về du lịch TripAdvisor đã bình chọn Bảo tàng Dân tộc học của Việt Nam đứng thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á.

bảo tàng bảo tàng dân tộc Hà Nội
Bài viết liên quan