Địa chỉ: Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử của bảo tàng
Bảo tàng Lịch sử được thành lập vào ngày 23/8/1979 trên cơ sở tiếp thu và cải tạo Viện bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn của chế độ Việt Nam Cộng Hoà cũ. Đây vốn là bảo tàng Blanchard de la Bross, được thành lập năm 1929). Hiện bảo tàng đang trưng bày 2 nội dung.
– Lịch sử Việt Nam từ khởi thuỷ đến hết thời Nguyễn (1945) với 10 phòng trưng bày:
1. Việt Nam thời Tiền sử: gồm các hiện vật từ “thời đại đá cũ” (khoảng 500.000-10.000 năm CNN) đến “thời đại đá mới” (10.000-4.000 năm CNN). Những lớp cư dân nguyên thuỷ, qua quá trình sinh tồn đã sáng tạo nên những nền văn hoá nổi tiếng: Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn.
2. Thời Hùng Vương: từ thời đại kim khí (4.000 – 2.000 năm CNN)
3. Thời Đấu tranh giành độc lập dân tộc: trưng bày các hiện vật của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ chống phong kiến phương Bắc suốt 10 thế kỷ đầu công nguyên.
4. Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý:
5. Thời Trần: từ thế kỷ 13-14.
6. Văn hoá Champa
7. Văn hoá Óc Eo
8. Thời Lê: trưng bày các cuộc khởi nghĩa chống Minh và ra đời triều Lê ở TK 15 và những thăng trầm của triều Lê: Nội chiến Lê – Mạc (1527-1592), Trịnh – Nguyễn phân tranh(1627-1672) chia cắt đất nước.
9. Thời Tây Sơn
10. Thời Nguyễn, bao gồm cả các hiện vật từ thời độc lập đến thời Pháp thuộc.
– Một số sưu tập về lịch sử – văn hoá các nước trong khu vực với 8 phòng và khu trưng bày
1. Tượng Phật một số nước Châu Á, bao gồm: tượng Phật Trung Quốc, tượng Phật Thái Lan, tượng Phật Nhật Bản, tượng Phật Campuchia, tượng Phật Việt Nam,…
2. Súng thần công thế kỷ 18-19
3. Điêu khắc đá Campuchia
4. Gốm một số nước Châu Á, bao gồm: gốm từ đất nung tới sành sứ với niên đại trải dài từ đầu Công nguyên đến đầu TK 20, thuộc các nước châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.
5. Xác ướp Xóm Cải (TPHCM): Giới thiệu xác ướp có niên đại từ TK19 từ cuộc khai quật Khảo cổ học năm 1994 tại xóm Cải phường 8, quận 5, TP.HCM.
6. Sưu tập Vương Hồng Sển: Với gần 170 hiện vật và tư liệu giới thiệu về nhà nghiên cứu văn hóa và sưu tập cổ vật nổi tiếng ở miền Nam: Vương Hồng Sển.
7. Văn hoá các thành phần dân tộc phía Nam.
Xác ướp Xóm Cải tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh)
Tại Bảo tàng Lịch sử, quý khách còn có thể tham quan:
1. Đền thờ Hùng Vương- một công trình xây dựng đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc cổ Phương Đông được công nhận “Di tích cấp nhà nước” năm 2012- từ năm 1956 được chọn là nơi thờ kính, tưởng nhớ các vua Hùng và các vị Tổ tiên thành lập nước Văn Lang.
2. Tra cứu tư liệu tại Thư viện Bảo tàng với trên 12000 đầu sách có niên đại từ thế kỷ 19 đến nay với các loại ngôn ngữ: Việt, Pháp, Anh, Hoa, Nhật, Thái…(trước đây là thư viện của Hội Nghiên Cứu Đông Dương, thành lập từ cuối thế kỷ 19).
3. Xem trình diễn Múa Rối Nước- một hình thức biểu diễn văn nghệ dân gian của nước Đại Việt xuất hiện từ hơn 1000 năm trước.
4. Mua sách về cổ vật cũng như những vật dụng kỷ niệm và thưởng thức café trong shop Bảo tàng…
Kiến trúc của bảo tàng
Giờ mở cửa
Bảo tàng mở cửa từ thứ 3 đến chủ nhật và tất cả các ngày lễ, Tết.
– Sáng: Từ 8 giờ – 11 giờ 30
– Chiều: Từ 13 giờ 30 – 17 giờ
Đóng cửa ngày thứ 2.