Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
Vị trí: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
Lịch sử của bệnh viện
Bệnh viện Hữu Nghị trước đây là bệnh xá 303 (thành lập từ năm 1950) để chăm lo sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ. Ngày ấy chỉ có 15 giường bệnh, với 10 nhân viên. Năm 1954, bệnh xá tăng lên 30 giường, với 25 nhân viên đóng tại chiến khu Việt Bắc.
Sau đó, bệnh xá 303 chuyển về bệnh viện Đồn Thuỷ. Năm 1955 thì mở rộng thành bệnh viện 303, có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho các đồng chí Trung ương, Chính phủ, khách nước ngoài. Liên Xô hỗ trợ xây dựng bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô (tháng 5/1956) được xây dựng tại bệnh viện 303 (có 150 giường bệnh, 50 chuyên gia Liên Xô và 150 cán bộ nhân viên Việt Nam). Cuối năm 1957, bên Liên Xô rút về, nước ta quản lý bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô.Năm 1958, Bệnh viện Hồng Thập tự Liên Xô và bệnh viện 303 được hợp nhất thành Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.Khi ấy bệnh viện chỉ có 11 khoa phòng, với 175 cán bộ viên chức (trong đó có 15 bác sĩ, dược sĩ).
Từ năm 1958 đến 1962, Bệnh viện có 150 giường bệnh; năm 1963 tăng lên 300 giường; và năm 1968 là 350 giường. Thời kỳ này, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, nên Bệnh viện xây dựng thêm 2 cơ sở sơ tán tại Lập Thạch, Vĩnh Phú và Kim Bôi, Hoà Bình. Số giường tăng lên 470 giường, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ. Năm 1973 các cơ sở sơ tán rút về Hà Nội.
Năm 1994, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô được đổi thành Bệnh viện Hữu Nghị.
Bệnh viện Hữu Nghị ngày nay
Bên trong Bệnh viện Hữu Nghị
Người nhà bệnh nhân bệnh viện Hữu Nghị
Ngày nay, bệnh viện đã trở thành bệnh viện đa khoa loại I, hoàn chỉnh, với 25 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng và 8 phòng chức năng, với qui mô 600 giường kế hoạch (775 giường thực kê). Các khoa hiện nay ở bệnh viện:
– Phòng Bảo vệ sức khỏe trung ương 2, 3 và 5: chăm sóc sức khỏe cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đương chức và nguyên chức.
– Khoa Nội tổng hợp A: chuyên khám chữa bệnh cho bệnh nhân từ chuyên viên cao cấp bậc 5 trở lên.
– Khoa Hồi sức tích cực và chống độc.
– Khoa Tim mạch: Khoa Tim mạch can thiệp mới được thành lập vào cuối năm 2009, nhưng đã phát triển vượt bậc, đến nay đã trở thành trung tâm can thiệp mạch lớn thứ 2 khu vực Hà Nội, chỉ sau Viện Tim Mạch quốc gia.
– Khoa Tiêu hóa
– Khoa Sinh hóa
– Khoa Huyết học
– …