Bùng binh Quách Thị Trang
Địa chỉ: Vòng xoay Bến Thành, Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh.
Bùng binh Quách Thị Trang đối diện cổng chính chợ Bến Thành
Lịch sử
Quách Thị Trang quê ở Cổ Khúc, Tiên Hưng, Thái Bình (nay là huyện Đông Hưng, Thái Bình), đến năm 1954 thì theo gia đình vào Sài Gòn. Tại đây, chị theo học trường tư thục Trường Sơn, đồng thời sinh hoạt trong Gia đình Phật tử Minh Tâm, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống chế độ và chính sách thiên vị tôn giáo của nhà cầm quyền.
Ngày 25/8/1963, Quách Thị Trang cùng với gần 5.000 sinh viên học sinh biểu tình, trước công viên Diên Hồng ở trước cổng chính chợ Bến Thành (Sài Gòn). Cuộc biểu tình này do Ủy ban chỉ đạo Học sinh liên trường chỉ đạo, nhằm chống lại qui định “thiết quân luật” chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Khi biểu tình diễn ra, cảnh sát đã dàn quân và dùng loa yêu cầu đoàn biểu tình giải tán. Tốp nữ học sinh đi đầu vẫn xông tới, bất chấp sự biểu tình. Sau đó, cảnh sát đã nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương, trong đó có Quách Thị Trang.
Quách Thị Trang và phong trào biểu tình ngày 26/8/1963
Cảnh sát đã đem thi hài của chị về chôn trong nghĩa trang Tổng tham mưu, muốn giấu kín cái chết này. Tuy nhiên danh tính của chị nhanh chóng được học sinh, sinh viên xác nhận. Người dân Sài Gòn và học sinh, sinh viên đã tổ chức một đám tang lớn để tưởng niệm tinh thần hi sinh của chị và phản đối chính quyền. Khi mất chị mới có 15 tuổi. Ngày 26/8/1963, Hội Thanh niên Thế giới (trụ sở tại Brussel, Bỉ) đã đánh điện sang Việt Nam để phản đối việc chính phủ Ngô Ðình Diệm đã tước bỏ quyền tự do dân chủ của thanh niên, sinh viên học sinh Việt Nam.
Nơi tổ chức cuộc biểu tình vốn là công viên Diên Hồng, tuy nhiên từ sau cuộc biểu tình với cái chết của chị người ta đã gọi đây là “Bùng binh Quách Thị Trang”.
Đầu tháng 8/1964, Hội sinh viên học sinh do sinh viên đã tổ chức tạng tượng để ghi nhớ công ơn của chị. Ngày 25/8/1964, nhân cuộc biểu tình chống Nguyễn Khánh, hội sinh viên đã dựng tượng ngay gần nơi chị mất, kề bên tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn, trước cửa chính chợ Bến Thành.
Sau khi được giải phóng, Đảng, nhà nước ta đã công nhận Quách Thị Trang là liệt sỹ và nơi chị đã hy sinh cũng được chính thức mang tên quảng trường Quách Thị Trang.
Bùng binh Quách Thị Trang ngày nay