Cầu Long Biên
Cầu Long Biên trước đây có tên là cầu Paul Doumer (là tên của Toàn quyền Pháp Paul Doumer, người đã đề xuất xây dựng cây cầu này). Nhưng vào thời đó, người dân nước ta thường gọi là cầu Bồ Đề (vì bắc sang làng Bồ Đề) hoặc cầu Gia Lâm (vì bắc sang huyện Gia Lâm). Cầu có tên là Long Biên từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cầu Long Biên những năm đầu thế kỷ 20
Đây là cầu thép đầu tiên của Hà Nội, được khởi công xây dựng vào tháng 9/1898, do hãng Daydé-Pillié thiết kế và thi công, giá trị 10,5 triệu quan Pháp, cầu được khánh thành tháng 2/1902 (do cầu được xây dựng và hoàn thành ở hai thế kỷ nên người Pháp ca ngợi đây là cây cầu nối hai thế kỷ).Trước đây, người ta cho rằng người thiết kế cầu Long Biên làkiến trúc sư Gustave Eiffel. Tuy nhiên, trong các bản vẽ thiết kế cầu Long Biên của Daydé & Pillé hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có các chữ ký gốc của các kỹ sư của Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, không có chữ ký nào là của Eiffel. Do đó, Eiffel và công ty của ông không phải là tác giả thiết kế và cũng không tham gia xây dựng cầu Long Biên.
Dấu tích xây dựng cầu Long Biên ngày nay vẫn còn
Cầu chính qua sông dài 1.682m và cầu dẫn dài 896m, gồm 19 nhịp đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng). Cầu chia thành 9 khung khổng lồ, mỗi khung dài 61m. Giữa là đường xe lửa, hai bên là đường đi bộ.
Cầu Long Biên khi được xây xong, đồng nghĩa với việc hoàn thành tuyến đường sắt huyết mạch ở Đông Dương nối cửa biển Hải Phòng với vùng Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời nối Hà Nội với Đồng Đăng (Lạng Sơn). Vào khoảng năm 1922-1923, cầu được mở rộng phần cho xe ô tô song hành với đường sắt.
Vào thời kỳ chiến tranh, cầu đã bị phá hủy rất nhiều: 14 lần bị bom Mỹ phá hoảng 1.500m, đánh gục 9 nhịp cầu, phá 4 trụ,…Sau đó, cầu đã được sửa chữa, so với kiến trúc cũ, kết cấu của cầu hầu như không thay đổi, trừ những đoạn bị tàn phá trong chiến tranh.
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Trong những năm 90, cầu chỉ được dùng cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Đến năm 2005, để giảm tải giao thông cho cầu Chương Dương, xe máy đã được phép đi lại trên cầu Long Biên.
Cầu Long Biên về đêm
Buổi tối người dân, đặc biệt là các đôi bạn trẻ lên trên cầu lịch sử này hóng gió, ngắm nhìn khung cảnh Hà Nội về đêm rất nhiều. Ngay dưới chân cầu, người nông dân vẫn canh tác nông nghiệp.
Dưới chân cầu Long Biên
Ngày nay, Hà Nội đã có những cây cầu rất lớn, dài hơn cầu Long Biên nhiều, như cầu Chương Dương, cầu Nhật Tân,…tuy nhiên với người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng, cây cầu vẫn luôn còn mãi với thời gian.