Chợ Bến Thành

Tác giả: Đi Đâu Chơi Gì
Đăng ngày: 02/11/2018
Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Địa chỉ:

Cửa Nam (nằm giữa các đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang), phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Chợ Bến Thành ngày nay

Giới thiệu khái quát

Chợ Bến Thành có trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, ngày ấy chợ nằm cạnh bờ sông Bến Nghé, chợ nằm cạnh một bến sông. Bến này dùng để hành khái vãng lai và quân nhân vào thành, nên mới có tên gọi là Bến Thành, từ đó chợ cũng có tên là Bến Thành.

Thời kỳ đầu tiên, chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh. Trước khi thực dân Pháp chiếm Gia Định, khu vực thành Gia Định có khoảng 100 ngàn dân và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất. Ngày ấy, dọc theo bờ sông Bến Nghé, ghe thuyền của các thương nhân đậu chen chúc nhau như thành phố nổi trên mặt nước. Tháng 2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Hai ngày sau, chợ bị thiêu rụi. Đến năm 1860, Pháp cho xây dựng lại chợ ở địa điểm cũ.

Sau đó, chợ ngày càng đông đúc, có nhiều cửa hiệu của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp. Đến giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ, có thể bị sụp đổ nên người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt, vì mái tôn nhẹ, nên chưa bị phá. Sau đó, thực dân Pháp cho xây dựng một chợi mới gần ga xe lửa Mỹ Tho, và là chợ Bến Thành ngay nay.

Chợ Bến Thành những năm 1920

Chợ hiện nay trước kia vốn là một cái ao sình lầy cũ, chợ được bao quanh bốn mặt bởi bốn con đường. Mặt tiền là Place Cuniac (tên của người đã đề ra công việc lấp ao). Phía bắc là Rue d’Espagne, phía đông là rue Viénot, và phía tây là rue Schroeder. Năm 1955, bốn con đường này đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu và đường Phan Châu Trinh. Chợ được xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 thì xong. Khu chợ mới này vẫn mang tên gọi Bến Thành; tuy nhiên trước năm 1975 người dân ở đây thường gọi là chợ Sài Gòn hay chợ Mới, để phân biệt chợ Cũ (chỉ còn lại gian hàng thịt).

Chợ Bến Thành nhìn từ trên cao

Chợ Bến Thành ngày nay

Ngành hàng kinh doanh chủ yếu: Quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi. Cụ thể: cửa Nam bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) là các hàng hoa tươi và trái cây tươi. Cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) là các quầy mỹ phẩm và bánh kẹo. Cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) là các quầy giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.

Một góc chợ Bến Thành

Khu ẩm thực của chợ có đầy đủ các món ăn truyền thống ở mọi miền đất nước (Chợ đã được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine bình chọn là 1 trong 10 điểm có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh). Hàng hóa ở chợ rất đa dạng, có từ hàng xuất khẩu, hàng gia công đến hàng xách tay cao cấp.

Khu ẩm thực chợ Bến Thành

Khu ẩm thực mở cửa từ sáng sớm, càng về đêm thì càng sôi động. Từ 7 giờ tối, các quầy hàng đổ ra đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Những người bán hàng ở trong chợ, ăn mặc hợp thời trang và thành thạo ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Thái,… Do đó chợ thu hút được rất nhiều khách du lịch tới đây.

Ở chợ, người mua được trả giá thoải mái, nếu khéo trả sẽ mua được hàng với giá sỉ, vì các quầy hàng ở đây vừa bán lẻ, vừa bán sỉ, phân phối đi các tỉnh.

Chợ đêm Bến Thành

Chợ không chỉ nổi tiếng là một chợ truyền thống có từ lâu đời, chợ luôn luôn sầm uất, đông đúc. Trên 80% những người bán hàng ở chợ nói được từ 2 thứ tiếng trở nên, nên chợ rất thu hút khách du lịch.

Thời gian họp chợ

Chợ hoạt động từ 7h – 20h (lễ, tết có thông báo riêng)

Khu vực hàng tươi sống mở cửa từ 4h

Chợ đêm hoạt động từ 18 giờ 00 đến 24 giờ 00.

Tuy ngày nay có rất nhiều trung tâm thương mại mọc lên, nhưng chợ Bến Thành vẫn luôn có sức hút đặc biệt, vẫn là nơi lui đến hàng ngày của người dân địa phương và lượng lớn khách du lịch.

Exit mobile version