Đặc sản chùa Hương mùa trảy hội xuân
Chùa Hương thuộc địa phận Mỹ Đức, Hà Nội. Không chỉ là mảnh đất linh thiêng, đây còn là địa danh du lịch nổi tiếng với thắng cảnh non nước hữu tình. Tại bất cứ vùng du lịch nào cũng có những đặc sản địa phương, ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách. Trong bài viết đầu xuân này, hãy cùng chúng tôi điểm qua nhữngsản vật Chùa Hươnggắn bó với người Hương Sơn, mà du khách vãn cảnh trảy hội đầu xuân đều nhung nhớ.
Rau sắng chùa Hương
||
Dù là món rau rừng dân dã nhưng rau sắng lại là thứđặc sản chùa Hươngnhiều du khách muốn mua về làm quà và thưởng thức hơn cả khi về trảy hội chùa. Rau sắng còn được biết tới với nhiều cái tên quen thuộc như rau ngót núi, rau ngót rừng. Không như những loại rau bình thường, rau sắng lấy từ cây thân gỗ mọc tự nhiên trên những vách núi đá vôi. Thân cây sắng cao to, để lấy được ngọn rau sắng, đôi khi ngưới hái phải leo lên ngọn cao cả chục mét. Rau sắng ngon nhất là ăn vào thời điểm đầu mùa hè bởi mùa đông cây sắng rụng hết lá, chỉ đâm chồi nảy lộc từ vụ xuân.
Cách chế biến rau sắng khá giống rau ngót, nên loại rau mới được mang tên rau ngót rừng. Lá và cọng rau được tách riêng, đem nấu cùng thịt gà, thịt lợn băm, cá quả, cá rô hay tôm nõn đều rất ngon miệng. Rau sắng có vị bùi ngậy, ngọt ngon rất đặc biệt.
Mơ chùa Hương
Mơ quả là một trong nhữngmón ngon chùa Hươnghấp dẫn du khách nhất mỗi mùa trảy hội chùa Hương bởi mùa mơ chín trùng khớp dịp lễ hội tháng 1 tới tháng 3 âm lịch. Vùng trồng mơ nổi tiếng nhất, cung cấp mơ cho mùa lễ hội Hương Sơn là làng Yến Vĩ. Mơ Yến Vĩ chua dìu dịu, căng mọng, thơm vàng. Đây là giống mơ quý, cùi dày, hạt nhỏ, vị thơm ngon. Mơ được trồng trên các sườn núi, thung lũng tạo thành dải rừng nối tiếp nhau, sắc trắng của hoa, sắc vàng của quả tạo nên cảnh sắc hữu tình có thể chiêm ngưỡng từ dòng suối Yến.
Du khách về dự lễ hội có thể mua mơ về làm quà hay dùng làm thuốc, làm mứt, ngâm rượu, ngâm đường…làm nước giải khát để dành cho những ngày hè nóng bức đang sắp tới gần.
Đặc sản từ củ mài
Củ mài khá giống củ khoai mỡ nhưng xù xì thô ráp hơn. Dù vậy, những đặc sản từ củ mài lại khiến người dân Hương Sơn muôn phần tự hào. Củ mài có rễ cắm rất sâu dưới lòng đất đá nên muốn lấy được củ, người ta phải rất vất vả lên núi để đào. Củ được mài ra đểu nấu chè hoặc làm bánh. Bát chè củ mài thanh mát, nấu với mật ong vừa để cúng Phật, vừa để thưởng thức cho thỏa cơn đói dạ.
Bánh củ mài là loại bánh dẻo, ăn tương tự như chè lam dẻo nhưng mịn mát hơn, thường được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành các gói nhỏ. Bánh củ mài là món quà mà hầu hết những người đến chùa Hương đều mua về để thưởng thức, để tặng bạn bè, người thân. Mua bánh củ mài chùa Hương về làm quà là thói quen của những người đi trẩy hội chùa Hương. Đây là món quà không thể thiếu khi bạn đến với vùng đất được coi là Nam Thiên đệ nhất động này.
Chè lam
Cùng với bánh củ mài, chè lam cũng được bán rộng rãi cho du khách mua về làm quà tặng người thân mỗi mùa trảy hộichùa Hương. Loại chè thơm ngon được làm nên từ những nguyên liệu hết sức dân dã đời thường nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang cũng làm say lòng bao du khách. Phải thưởng thức chè lam bên chén nước trà mới cảm nhận hết được hương vị dân dã, trong trẻo với vị dẻo thơm gạo nếp xem lẫn vị cay của gừng hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước trà. Du khách tới chùa Hương trên tay ai cũng cầm hộp chè lam lúc ra về như mang cả hồn quê ấm áp trong món quà bình dị này.