Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan ở phía trước cổng
đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiến trúc mới, tạo thành đình Kim Liên. Ngoài Cao
Sơn Đại Vương, trong đền và đình này còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu…
Đình Kim Liên, nguồn xomnhiepanh.com
Đình Kim Liên xây trên gò đất cao, quay mặt về hướng nam, trông ra một
hồ rộng có tên xưa là hồ Đồng Lầm. Kim Liên, tên cũ là làng Kim Hoa, gọi nôm là Đồng Lầm, vốn là
một làng đẹp, có nghề nhuộm vải, có phong tục lễ nghi phong phú (đầm này nay không còn do bị lấp đi
để làm đường vành đai 1).
thành tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Đến khoảng đầu đời Vua Thiệu Trị – Nguyễn Phúc Miên Tông
tức Nguyễn Hiến Tổ (1841 – 1847) vì phải kiêng húy tên của bà mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên
đổi là Kim Liên sau là tổng Kim Liên.
Kiến trúc của đình bao gồm hai phần tương đối rõ: phần phía trước gò
có một cổng trụ biểu, hai dãy giải vũ hai bên sân gạch rộng và phần kiến trúc chính của di tích nằm
trên gò đất cao. Đi hết khoảng sân trên thì qua chín bậc gạch cao được xây bằng những viên gạch vồ
có kích thước lớn thời Lê Trung Hưng nối hai bộ phận kiến trúc trên.
Đình chính gồm nghi môn, đại bái và cung
cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Bốn bộ vì đỡ mái được làm theo
kiểu chồng rường giá chiêng, cột trốn. Trên các bộ phận kiến trúc các họa tiết trang trí được thể
hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
phố tôn tạo trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, với kiểu dáng kiến trúc truyền
thống.
xây gạch trần mái lợp ngói ta. Trong nhà xây vòm cuốn, nội thất được bố trí như sau: gian ngoài
cùng, bó bệ gạch cao để đặt hương án; gian thứ hai xây bệ gạch cao để đặt long ngai và các đồ tế
khí.
Vương và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh
công chúa).
Liên là tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công
lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống
39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba
đạo thời nhà Nguyễn, sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai
(1620)
Câu đối hiện vẫn ghi ở đình
Xuất vi tuấn kiệt nhập vi thần
Công tại quốc gia danh tại sử
Tạm dịch
Sống làm hào kiệt chết hóa thần
Công với quốc gia, danh sử ghi
vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sau phần nghi lễ, người ta tổ chức các sinh hoạt văn hóa độc
đáo như chọi chim, thi nấu cơm trên thuyền, chơi bấp bênh dưới nước… Ngoài ra, hội còn có một
cuộc thi độc đáo khác là thi tài dọn cỗ cúng thần với những mâm cỗ rất độc đáo.
Song Thụy (tổng
hợp)
ads_content_no=1;