Dinh Độc Lập Sài Gòn

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 02/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Địa chỉ:

13

5

Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập

Lịch sử của dinh

Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, đến năm 1867 thì chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ. Năm 1868, chúng cho xây dựng ở trung tâm Sài Gòn 1 dinh để Thống đốc Nam Kỳ ở, ngày ấy có tên làDinh NORODOM. Dinh được bắt đầu xây dựng từ tháng 2/1868, đến 1871 thì xong.

Dinh NORODOM thời Pháp thuộc

Dinh NORODOM thời Pháp thuộc

Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Tháng 9/1945, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, dinh NORODOM lại trở về với thực dân Pháp.

Ngày 07/5/1954,Pháp ký hiệp định Gienève và rút khỏi Việt Nam. Ngày 07/9/1954, Dinh NORODOM được bàn giao cho đại diện chính quyền Sài Gòn là Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình Diệm đã đổi tên thành Dinh Ðộc Lập. Sau đó Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa, dinh Ðộc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm. Vào ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cho 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ.

Dinh mới được khỏi công ngày 01/7/1962, thời gian này gia đình Ngô Ðình Diệm chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Dinh chưa xây xong thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết (vào ngày 02/11/1963). Dinh được xây xong vào ngày 31/10/1966. Sau đó, Dinh ở thành nơi ở và làm việc của Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975).

Vào hồi 10h45’ ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30’ cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên, đánh dấu sự kiện quan trọng của dân tộc ta đó là nước nhà được hoàn toàn thống nhất.

Xe tăng tiếng vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

Xe tăng tiếng vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

Ngày nay, Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.

Kiến trúc của Dinh

Dinh Ðộc Lập là công trình kiến trúc độc đáo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc ta. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Ý nghĩa kiến trúc của Dinh Độc Lập

Ý nghĩa kiến trúc của Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập ngày nay

Dinh Độc Lập ngày nay

Dinh Độc Lập ngày nay

Dinh Độc Lập ngày nay

Dinh Độc Lập Ngô Đình Diệm
Bài viết liên quan