Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. một trong địa điểm mang tính chất linh thiêng tưởng nhở cội nguồn.
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng ba âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn của nước ta thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam. Du lịch Đền Hùng quý khách sẽ được xem lễ rước kiệu và nghi lễ dâng lễ vật lên các Vua Hùng. Dẫn đầu là đội múa sư tử, tiếp đến là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người rước biểu dấu và bát bửu, đánh chiêng, trống, đội bát âm múa sinh tiền, rước tàn lọng và đội kiệu.
Ngoài ra quý khách còn được xem nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như cuộc thi đấu vật, kéo co, bơi trải và xem cuộc thi dân ca văn nghệ đặc sắc của Phú Thọ là hát xoan (hát ghẹo).
còn hấp dẫn du khách bởi toàn khu di tích Đền Hùng là rừng già nhiệt đới, với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..
Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trú
Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Khu di tích Đền Hùng bao gồm 4 đền: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và đền Giếng, chùa Thiên Quang, và lăng Hùng Vương. Những ngôi đền thờ nơi đây đều gắn với những truyền thuyết lịch sử thiêng liêng dưới thời các Vua Hùng. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng nhân dân ta vẫn duy trì và tổ chức lễ hội Đền Hùng, điều đó đã thể hiện nền văn hiến rực rỡ, một phong tục, một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người dân đất Việt. Và trong tâm thức từ bao đời nay, vùng đất Tổ đã trở thành “Thánh địa linh thiêng” của cả nước.