Du lịch Sầm Sơn với “9 có, 9 không”

Tác giả: Đi Đâu Chơi Gì
Đăng ngày: 02/11/2018
Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Năm 2014, thị xã Sầm Sơn đón 3,15 triệu lượt khách (vượt 14,5%) kế
hoạch; phục vụ ăn nghỉ 5,98 triệu ngày khách; doanh thu ước đạt 1.785 tỷ đồng. Đây là năm thị xã
đón lượng khách đông nhất từ trước đến nay. Mọi vấn đề liên quan đến du khách đều được đảm bảo, an
toàn tuyệt đối.

Sầm
Sơn hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn với du khách.

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thị xã; tính chuyên
nghiệp trong các dịch vụ – du lịch chưa cao; sản phẩm du lịch còn ít, thiếu các khu vui chơi, giải
trí, mua sắm; chất lượng các loại hình dịch vụ, ý thức, thái độ, cung cách phục vụ, ứng xử, giao
tiếp còn hạn chế; tình trạng ép ăn, ép ở, bán hàng thiếu số lượng, không đảm bảo chất lượng vẫn còn
xảy ra; cơ sở vật chất phục vụ du lịch, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ…

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ thực tế mùa vụ, thời gian đón khách trong năm hiện nay mới
chỉ từ 80 – 100 ngày, vì thế việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực là khó khăn; số lao
động trong ngành du lịch, dịch vụ trong mùa du lịch hiện nay lên đến 15.000 người, trong khi quy mô
ngành du lịch còn nhỏ nên phát sinh các hình thức kinh doanh tiêu cực…

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân chủ quan trong công tác tuyên truyền, việc kiểm tra, giám
sát, chỉ đạo, công tác quản lý chưa hiệu quả; việc bố trí sắp xếp thương mại còn nhiều bất cập…

Mục tiêu của thị xã là hướng tới xây dựng Sầm Sơn thành đô thị du lịch biển trọng điểm Quốc gia.
Phấn đấu trong năm 2015 đón 3,5 triệu lượt khách, phục vụ ăn nghỉ 7 triệu ngày khách, doanh thu đạt
2.000 tỷ đồng.

Để hoạt động du lịch và các dịch vụ ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, thị xã Sầm Sơn đã
thành lập các đội liên ngành, quản lý các hoạt động dịch vụ – du lịch theo hướng giảm về số lượng,
tăng quyền hạn, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm quản lý. Phát huy vai trò tự quản các doanh
nghiệp, khách sạn, nhà hàng, ki ốt, xây dựng cam kết về kinh doanh dịch vụ – du lịch phù hợp với
từng loại hình kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, phát hiện và xử lý các
vi phạm, đặc biệt là các vi phạm ép ăn, ép ở, ép giá, ép khách, chống đối người thi hành công
vụ…

Trong đó, trọng tâm công tác tuyên truyền của thị xã Sầm Sơn là việc thực hiện 9
: Có hành vi ứng xử văn hóa, thân thiện và trung thực; có đảm bảo an ninh trật tự,
an toàn cho du khách; có môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp; có trang phục lịch sự, đúng quy định;
có niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; có hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, số lượng; có sử
dụng hóa đơn, phiếu thu khi thanh toán; có phòng nghỉ, phòng ăn sạch, đẹp, đạt chuẩn; có đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm.

Buổi họp báo
tuyên truyền du lịch Sầm Sơn 2015.

Bên cạnh đó là 9 không: Không bán hàng rong, tẩm quất dạo, ăn mày, ăn xin;
không chèo kéo, đeo bám làm phiền du khách; không mồi chài, ép buộc khách sử dụng hàng hóa, dịch
vụ; không to tiếng, nặng lời với khách; không xả rác thải, nước thải tùy tiện; không làm hàng quán,
cơi nới, lấn chiếm trái phép; không sử dụng, đậu đỗ phương tiện sai quy định; không tổ chức trò
chơi có thưởng, cờ bạc trá hình; không chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu du lịch.

Đồng thời, UBND thị xã Sầm Sơn cũng đã ban hành quy định tạm thời mức giá tối đá số hàng hoa,
dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Sầm Sơn năm 2015 đối với 11 nhóm hoạt động, dịch vụ du
lịch.

Các tổ chức cá nhân, các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải có bảng niêm yết giá cố định theo quy
định. Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ như: hàng hải sản, nông sản, hoa quả các loại…chưa được
quy định thì cơ sở kinh doanh phải tự niêm yết và bán theo giá niêm yết theo giá thị trường. Những
trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và lễ hội du lịch Sầm Sơn năm 2015 chia thành 3 đợt: đợt 1 là
tuần văn hóa du lịch Sầm Sơn từ ngày 28/4 – 8/5; đợt 2 là các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao
từ tháng 6 – 9/2015; đợt 3 là các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội từ tháng 10 – 12/2015.

Tại buổi họp báo, nhiều ý kiến phát biểu, đóng góp để nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Sầm Sơn
ngày một đẹp hơn. Trong đó, các ý kiến tập trung vào những mặt còn hạn chế trong các hoạt động,
dịch vụ du lịch, ứng xử của những người làm du lịch cũng như các cấp chính quyền và các ngành liên
quan của thị xã Sầm Sơn. Việc làm sao thay đổi nhận thức của những người làm du lịch ở Sầm Sơn là
điều mà nhiều người quan tâm.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đỗ Trọng Hưng – Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa cho
biết: “Năm 2014, du lịch Sầm Sơn có bước chuyển mình từ nhận thức đến hành động, phương thức, tính
chuyên nghiệp trong phát triển du lịch. Nếu như trước đây du khách nhận xét đến Sầm Sơn một đi
không trở lại thì năm 2014 du khách, bạn bè đi rồi muốn trở lại với chúng ta. Về du lịch, để phát
triển được thì phải có những nhà đầu tư lớn, trên cơ sở địa phương có tiềm năng du lịch. Trong năm
2014, Thanh Hóa đã thu hút được nhà đầu tư lớn, và với những tiềm năng vốn có thì Sầm Sơn sẽ thu
hút được những nhà đầu tư lớn”.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Trọng Hưng cũng đánh giá, phát triển du lịch của Sầm Sơn chưa bền vững, chưa
thành thói quen, nếu lơi là, chủ quan thì đâu lại vào đấy. Mặt nhận thức của những người làm du
lịch chưa bền vững. Phân tích từ con số báo cáo của Sầm Sơn, bình quân mỗi người đến với Sầm Sơn
chưa đầy 2 ngày và số tiền khách tiêu chỉ mới hơn 500 nghìn đồng trong vòng 2 ngày, những con số
này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, thế mạnh.

Ngoài ra, mục tiêu đề ra của thị xã Sầm Sơn còn rất khiêm tốn so với những năm trước. Năm 2015,
có những thuận lợi về mặt giao thông, có hạ tầng mới về du lịch, sân gold, phòng ốc, ăn nghỉ cao
cấp nên có sức hút so với du khách…Lâu nay Sầm Sơn chỉ có khách nội địa là chính, khách miền Bắc là
chính, năm nay Thanh Hóa có sân bay, sân gold nên có thể thu hút được khách quốc tế.

Cơ sở hạ của thị
xã Sầm Sơn đang được đầu tư phát triển.

Từ đó, ông Đỗ Trọng Hưng có những ý kiến về các giải pháp, nên phải nghiên cứu, tập trung làm
tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động, tập huấn cho những người làm du lịch; công tác hoàn
thiện cơ sở hạ tầng, tôn tạo tu bổ, nâng cấp cần khẩn trương, có những thiết chế mới về hạng tầng
cơ sở; các sản phẩm du lịch cực kỳ quan trọng, trong đó có thể làm các siêu thị mi ni, cửa hàng bán
theo giá niêm yết, cái gì của Sầm Sơn riêng, ở Sầm Sơn chủ yếu là hải sản, phải có những gian hàng
đặc trưng riêng của Thanh Hóa; tăng cường công tác quản lý; nguồn nhân lực cần được tập huấn theo
hướng chuyên nghiệp.

Ông Trịnh Huy Triều – Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn cho biết, với những hệ thống hạ tầng cơ sở
hiện có, Sầm Sơn hướng tới việc phá thế du lịch một mùa, phát triển du lịch quanh năm; bên cạnh đó
là các biện pháp được xây dựng; trật tự kinh doanh; mỹ quan đô thị….để nâng cao chất lượng du lịch
Sầm Sơn.

Được biết, năm 2015, Sầm Sơn có gần 12.000 phòng, tăng 2.000 phòng so với năm 2014, trong đó có
585 phòng vip có thể phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

Duy Tuyên

Exit mobile version