Gò Đống Đa Hà Nội
Vị trí:
Gò Đống Đa ngày nay tọa lạc trên phố Tây Sơn (tên phố được đặt theo tên nghĩa quân Tây Sơn), thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
Tượng thờ vua Quang Trung ở gò Đống Đa
Lịch sử Gò Đống Đa
Gò Đống Đa ngày nay vốn thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò ngày là là chiến trường nơi vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Rạng sáng ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (30 – 01- 1789), lợi dụng sự chủ quan của quân Thanh, Quang Trung cho quân tiến thẳng về Thăng Long. Theo lệnh của Quang Trung, Đặng Tiến Đông chỉ huy tạo ra trận “Rồng lửa” với hàng ngàn vạn bó rơm tẩm dầu do nhân dân vùng Khương Thượng hưởng ứng, diệt tan quân Thanh đang đóng tại đồn Khương Thượng. Từ đó đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi xông lên tiến thẳng vào giải phóng Thăng Long. Tướng giặc nhà Thanh – Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử trên cành cây đa ở núi Ốc (gần với chùa Bộc ngày nay). Sau khi dành chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt lại xác và xếp thành 12 đống, đắp cao lên thành gò gọi là “kình nghê quán” (ngụ ý đây là gò chôn xác của giặc xâm lược tàn bạo như cá kình, cá nghê ngoài biển).
12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, khu vực này vốn có tên là “xứ Đống Đa”, nên sau đó các gò này được gọi là gò Đống Đa.
Vào những năm 1851, nhân dân ta mở đường, mở chợ nên đã đào xới khu vực này thấy có nhiều hài cốt, nên đã thu vào một hố cao nối liền với núi Xưa, tạo thành gò thứ 13. Khi thực dân Pháp vào xâm lược (1890), 12 gò đã bị san bằng, gò Đống Đa còn lại ngày nay chính là gò thứ 13. (Tuy nhiên, ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng gò hiện tại là gò tự nhiên chứ không liên quan gì đến yếu tố lịch sử).
Lễ hội Gò Đống Đa ngày mùng 5 Tết
Hàng năm, vào ngày mùng 5 tháng Giêng (mùng 5 tết) nhân dân Đống Đa lại tổ chức lễ hội truyền thống gò Đống Đa để kỉ niệm sự kiện lịch sử ngày 5 Tết năm xưa của vua Quang Trung, trong lễ hội có tục rước rồng lửa.