Ngôi nhà của nhà văn Việt Kiều Nguyễn Quý Đức nằm bên sườn dãy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc),đượcchủ nhânlên ý tưởng xây dựng từ năm 2007 khi ông trở về nước sau thời gian dài sống ở Mỹ. Ông quyết định sử dụng vật liệu đá và kính để xây nên công trìnhnơi cheo leo sườn núi. Theomô tảcủa tờNew York Timesnăm 2008, ngôi nhà có những góc nhìn tuyệt đẹp.
Lối vào củacăn nhàkháđặc biệt. Khách sẽ đi theo sườn núi, qua một chiếc cầu bắc ngang sân rồi đi xuống dưới nhà bằng cách chui vào chiếc “kim tự tháp” kính dẫn xuốngkhông gianđể ở rộng 100 m2 phía dưới. Nóc nhà đồng thời cũng là sảnh đón, chỗ ngồi chơi ngắm cảnh phóng tầm mắt ra không gian mênh mông xung quanh và nhìn xuống thung lũng. “Ngồi ở đây, tôi cócảm giácnhư bơi trong biển mây vậy!”, ông Đức cho biết.
Sànbê tôngtrong phòng sinh hoạt chung được ngăn cách vớihồ nướcvà không gian phía dưới đỉnh núi bằng nhiều tấm kính trong suốt, mở ra một không gian vô tận.Là người nghiên cứu về đạo Phật, ngôi nhà do Nguyễn Quý Đức tự thiết kếthấm đẫm chất thiền qua cách sử dụng vật liệu mộc mạc vàgiản dị: vách gỗ, những băng kính ngang đơn giản, tường đá và bê tông trần sần sùi. Đây là không gian tĩnh mịchlý tưởngđể ngồi thiền và lấy lại tinh thần.
Sân trong ở giữa 2 khối nhà, phía trên là cầu trên mái.Ông Đức mong muốnsử dụng thợ địa phương để tạo ra một công trìnhkiến trúccó hơi hướnghiện đạicủa phương Tây. Tuy nhiên cũng không ít lần ông gặp những “tai nạn” nho nhỏ khi chủ và thợ không hiểu ý nhau. “Có lần, tôi tìm được một vài viên gạch đã nhuốm màu thời gian, định mang về trang trí cho ngôi nhà của mình. Nhưng khi tôi vừa rời mắt khỏi đó, những người thợđã cọ rửa thật sạch mấy gạch cũ ấy”, chủ nhân ngôi nhà nhớ lại
Phòng ngủ cho khách được xây theo kiểu truyền thống với nhà tranh vách gỗ và được trang trí bằng cáchoa vănđặc trưng cho văn hóa cácdân tộcvùng núi phía Bắc. Ông Nguyễn Quý Đức cho biết mình không thuêkiến trúc sưthiết kế mà hầu như tự tay lên ý tưởng cho từng góc của ngôi nhà.
Ông Nguyễn Quý Đức từng là nhà sản xuất cho một chương trình trên đài phát thanh tạiSan Francisco trước khi trở về nước năm 2007 để mở phòng tranh nghệ thuật.