Kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu
Khái quát về Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt lịch sử, vùng đất mang tên “Bạc Liêu” mới hình thành trên 200 năm. Bạc Liêu không giống như các tỉnh miền Trung, miền Bắc, đa số dân cư ở đây đều là dân “xiêu tán”, nghèo khổ phải tha phương cầu thực tới đây. Nơi đây người Kinh, Khơ – me và người Hoa sinh sống xen kẽ nhau. Phong cách ứng xử của người dân nơi đây mang tính nông thôn dân dã, chất phát và bộc trực.
Do dân sống ở Bạc Liêu chủ yếu là người Kinh, Hoa, Khơ – me nên nơi đây chịu ảnh hưởng của 3 dòng văn hóa: văn hóa Kinh, văn hóa Khơ – me và văn hóa người Hoa. Hàng năm ở đây có rất nhiều lễ hội: người Kinh có lễ hội cúng đình, thời thần hoàng bổn cảnh có công với triều đình nhà Nguyễn, đại lễ Kỳ Yên (hay còn gọi là lễ thượng điền) vào tháng 5 âm lịch, lễ thắp miếu (hay còn gọi là lễ hạ điền) vào giữa tháng 12 âm lịch. Đồng bào Khơ – me có các lễ hội như: lễ hội vào năm mới (Chol-Chnam Thmây) vào tháng 4 âm lịch, lễ hội chào mặt trăng (Oóc-Om-Boóc) vào rằm tháng 10 âm lịch, lễ hội Đôn-ta xóa tội vong nhân,..
Cây Đàn kìm cách điệu, biểu tượng văn hóa của Bạc Liêu
Bạn nên đến thăm Bạc Liêu vào những thời điểm nào?
Bạn có thể đến Bạc Liêu bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên nếu đến vào mùa lễ hội sẽ thích hơn rất nhiều, một số lễ hội ở Bạc Liêu như lễ hội Chào mặt trăng (Oóc-Om-Boóc) vào rằm tháng 10 âm lịch, lễ hội vào năm mới (Chol-Chnam Thmây) vào tháng 4 âm lịch,…
Đi bằng phương tiện gì đến Bạc Liêu?
Khoảng cách từ Sài Gòn đến Bạc Liêu vào khoảng 280 km, cũng không phải là quá gần để bạn đi xe máy. Để di chuyển về Bạc Liêu, bạn nên đi bằng xe khách hoặc thuê xe riêng để đi.
Bảng: Giá vé và giờ xe chạy từ thành phố Hồ Chí Minh về Bạc Liêu
Chơi gì ở Bạc Liêu?
Bạc Liêu không có quá nhiều địa điểm nổi tiếng khắp cả nước, một số địa điểm du lịch ngay trong thành phố Bạc Liêu, bài viết kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu này, mình xin giới thiệu với các bạn một số địa điểm du lịch tại Bạc Liêu.
Săn tour Bạc Liêu giá tốt nhất tại đây
Nhà Công tử Bạc Liêu
Nhà Công tử Bạc Liêu luôn là địa điểm du lịch khiến nhiều du khách tò mò. Nhà công tử Bạc Liêu gắn liền với giai thoại chàng công tử Bạc Liêu nổi tiếng vùng Lục tỉnh Nam Kỳ xa xưa. Nhà Công tử Bạc Liêu tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm ngay cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi nhà này xây dựng vào năm 1919, lúc đó Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy vào khoảng 19, 20 tuổi.
Ngôi nhà này do kỹ sư người Pháp thiết kế với tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ bên Pháp qua. Sau khi hoàn thành, đây được xem là ngôi nhà bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ.
Nhà Công tử Bạc Liêu
Ngày nay khu nhà công tử Bạc Liêu đã chuyển thành khách sạn công tử Bạc Liêu. Nếu bạn có ý ghé đến nơi này, nên đặt phòng trước khoảng nửa tháng mới có phòng, nhất là phòng của công tử Bạc Liêu thì hầu như lúc nào cũng đắt khách.
Sân Chim Bạc Liêu
Đây là một phần còn sót lại của thảm rừng ngập mặn ven biển, do sự bồi tụ tự nhiên đã ngày càng xa dần biển Đông. Với diện tích được mở rộng đến 385ha bao gồm 19ha rừng nguyên sinh, đây là nơi cư trú khoảng 46 loài chim, trong đó có những loài như giang sen, cốc đế nhỏ… được ghi vào sách đỏ, 150 loài động vật với 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, 8 loài bò sát và một số động vật khác hợp cùng 109 loài thực vật thuộc 90 chi của 46 họ, tạo thành một quần thể động, thực vật phong phú thể hiện cao tính đa dạng sinh học.
Vườn chim Bạc Liêu
Tham quan Vườn Chim, bạn như lạc vào một thế giới rộn ràng của âm thanh với hàng trăm cung giọng của các loài chim khác nhau. Đặc biệt vào tờ mờ sáng khi mặt trời còn lấp ló trên biển, du khách đến đây sẽ kinh ngạc trước các pha biểu diễn ở trảng nước lớn phía sau vườn chim: từng đàn chim theo đội hình thả mình từ trên cao sà xuống mặt nước rồi lại vỗ cánh bay vút lên không trung trong những động thái được lặp đi lặp lại nhiều lần như thể chúng đang tập thể dục buổi sáng, khiến ai đã một lần chứng kiến đều cảm thấy thật ấn tượng, khó quên…
Chùa Xiêm Cán
Địa chỉ: ấp Biển Tây, xã Hiệp Thành, cách thị xã Bạc Liêu hơn 6 cây số trên đường về Vĩnh Châu (Sóc Trăng).
Chùa Xiêm Cán được coi như là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Chùa được xây dựng từ những năm 1887, khuôn viên rộng với những cây thốt nốt lâu năm cao vút, xếp thẳng hàng. Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng, lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp.
Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu
Cũng như các ngôi chùa Khmer khác ở Nam Bộ, chùa Xiêm Cán là trung tâm văn hóa, giáo dục của phum, sóc, nơi trẻ em trước tuổi trưởng thành (18 tuổi) được đưa đến chùa khoảng 3 năm để học chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh…và tìm hiểu được những bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Ruộng muối Bạc Liêu
Bạc Liêu có Hai Huyện làm muối đó là Huyện Hòa Bình và Đông Hải. Mùa làm muối bắt đầu khoảng tháng 12, 1 đến tháng 4 dương lịch, làm sớm hay muộn phụ thuộc vào thời tiết.
Những người đầu tiên đi khai phá đất hoang rừng ngập mặn ven biển để sản xuất muối ăn có lẽ là những người Hoa kiều, với kỹ thuật phơi nước biển theo các cấp “xa kề, nhì kề, xắp chuối” để kết tinh được hạt muối từ nước biển đại dương mà đến nay người dân vẫn tiếp tục lưu truyền một phương cách sản xuất vừa cổ truyền nhưng lại rất khoa học này.
Ruộng muối Bạc Liêu
Người kinh doanh muối Bạc Liêu trước kia còn lưu truyền một kinh nghiệm quý đó là năm nào nước nổi lụt lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long là năm đó trúng muối Bạc Liêu, buôn bán muối làm ăn phát đạt, do mua muối để ướp cá Linh sông Mê Kông và người dân Campuchia ăn muối nhiều. Hạt muối này đã gắn liền danh tiếng của cá Linh và mùa nước nổi ở Nam Bộ, và thường là cứ ba năm lại trúng muối một lần. Đây cũng là một trong các bí quyết dự đoán trong sản xuất kinh doanh muối thời xưa.
Những cánh đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng, chạy dài thẳng tắp. Dưới cái nắng gay gắt, diêm dân chăm chú làm việc. Muối kết tinh trong những ô trắng, lấp lánh. Biển Bạc Liêu khá sạch, độ mặn cao nên muối tốt và thu hoạch nhanh.
Vườn nhãn Bạc Liêu
Bạc Liêu nổi tiếng có vườn nhãn cổ đến nay đã trên trăm tuổi. Đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, là niềm tự hào của người dân địa phương và được rất nhiều khách du lịch ghé thăm.
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng chừng 230 ha, chạy dài trên 11km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Theo lời kể của những người dân nơi đây, vườn nhãn Bạc Liêu đã đuợc trồng trên trăm năm trước. Ngày trước đây là vùng đồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đất ở đây có độ thoát thủy tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày… được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu.
Nhà nghỉ ở Bạc Liêu?
Ở ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ để bạn lựa chọn với giá khá mềm từ 100.000- 250.000đ/đêm. Nếu có điều kiện bạn có thể chọn khách sạn Bạc Liêu hay khách sạn công tử Bạc Liêu (nhà của công tử Bạc Liêu), nếu muốn ở tại nhà Công tử Bạc Liêu nên gọi điện đặt phòng sớm, bởi phòng này hầu như không trống.
Một số nhà nghỉ, khách sạn để bạn tham khảo, nhớ gọi điện hỏi trước khi tới:
– Khách sạn Bạc Liêu (4-6 Hoàng Văn Thụ Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 3823 964/ 3822437
– Khách sạn Công Tử Bạc Liêu (số D13, đường Điện Biên Phủ, P. 3, Tp. Bạc Liêu), điện thoại : (0781) 3953 304 / 3953 305
– Khách sạn Đạt Ngọc. Địa chỉ: Khu 1, Võ Thị Sáu, P3, Tp. Bạc Liêu .Điện thoại: (0781) 3956 633
– Khách sạn Á Đông (2/8 Quốc lộ 1A, Tp. Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 3952 099
– Khách sạn Ánh Hồng. Địa chỉ: 91A Quốc lộ 1A, Tp. Bạc Liêu . Điện thoại: (0781) 3954 699
– Khách sạn Hoàng Cung. Địa chỉ: 1B Trần Phú, phường 7, Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 824885
– Khách sạn Hải Hồ (103/4 Quốc lộ 1A, Tp. Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 3952 026 / 3952 990
– Khách sạn Kiều Hối Bạc Liêu 1 (8 Lý Tự Trọng, P3, Tp. Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 3822 899
– Khách sạn Kiều Hối Bạc Liêu 2. Địa chỉ: 28/2 Hòa Bình, Tp. Bạc Liêu .Điện thoại: (0781) 3822 899
– Khách sạn Lê Minh (137 Quốc lộ 1A, phường 7, Tp. Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 3823 560
– Khách sạn Thiên Kim (50/8 Quốc lộ 1A, Tp. Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 3825 620
– Khách sạn Trường Giang (20, Khu Nam Hành Chính, P.1, Tp. Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 3829 328 Fax: 3957552
– Khách sạn Như Toàn (Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, Tp.Bạc Liêu), điện thoại: 0781.3 896 789.
– Khách sạn Dandy (13 Điện Biên Phủ, Bạc Liêu) điện thoại: (0781) 953 305
– Khách sạn Bạch Hồng (137 Quốc lộ 1A, phường 7, Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 823 559
– Thống Nhất Nhà khách Bạc Liêu (50 Thống Nhất, Phường 2, Bạc Liêu), điện thoại: (0781) 3821 085
– Nhà khách số 1 Hùng Vương (1 Hùng Vương, Tp Bạc Liêu), điện thoại: 0781 3895678
– Nhà khách công ty xổ số Bạc Liêu (7 Hai Bà Trưng, Tp Bạc Liêu), điện thoại: 0781 3822354
– Nhà nghỉ Tuấn Thanh (Tỉnh lộ 38, Phường 5, Tp Bạc Liêu), điện thoại: 0945 384448
– Nhà nghỉ Đại Nam (162 Trần Phú, Phường 7, Tp Bạc Liêu), điện thoại: 0918 059301
– Nhà nghỉ Phương Mai ( 419 Cao Văn Lầu, Phường 5, Tp Bạc Liêu), điện thoại : 0781 3922699
– Nhà nghỉ Ngọc Hải (18 Nguyễn Thái Học, Phường 1, Tp Bạc Liêu), điện thoại : 0781 3969656
– Nhà nghỉ Ngọc Cường (474 Trần Phú, Phường 7, Tp Bạc Liêu), điện thoại : 0781 3826047
– Nhà nghỉ Bình An (42 Lê Duẩn, Phường 1, Tp Bạc Liêu), điện thoại : 0781 3952259
– Nhà nghỉ 252 (252 Trần Phú, Tp Bạc Liêu), điện thoại : 0781 3602252
– Nhà nghỉ Minh Triết (222/59 Đường 23/8, Khóm 1, Phường 8, TP.Bạc Liêu), điện thoại : (0781) 3 666 999 – 3696 001 – 0913 892 345
– ….
Ăn gì ở Bạc Liêu?
Nếu có dịp đến Bạc Liêu vùng đất nổi tiếng với giai thoại về Bạch Công Tử, nơi nghệ sĩ Cao Văn Lầu đã khai sinh bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, bạn đừng quên thưởng thức các món ngon dân dã xứ này như: Ba khía, bánh củ cải, bún bò cay, cốn xại, xá bấu… , chắc chắn bạn ấn tượng bởi hương vị đặc trưng, nét ẩm thực độc đáo của vùng đất phương Nam này.
Ba khía Bạc Liêu
Nếu nhìn thấy ba khía, nhiều người sẽ nghĩ đó cua vì hình dáng đặc biệt giống cua đồng. Tuy nhiên, ba khía nhỏ hơn và sống chủ yếu ở vùng nước mặn. Lúc trước, nó là món ăn của người bình dân, sau này, do độc đáo nên được biến thành đặc sản Bạc Liêu.
Ba khía là món ăn đặc sản ở Bạc Liêu
Từ ba khía, người ta làm được rất nhiều món ngon, nhưng dễ nhất là ba khía muối. Chỉ cần làm sạch, xé nhỏ rồi trộn đều với đường cát, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Cứ thế ăn cơm mà vẫn hấp dẫn bởi vị đậm đà khác lạ.
Bánh củ cải: bánh này ăn khá thanh đạm và lạ vị do sự kết hợp của bột mì, củ cải với nhân bánh đơn giản. Bạn có thể ghé qua chợ để thưởng thức món này.
Bánh tằm Ngan Dừa
Nếu có dịp về miền đất Bạc Liêu, nơi sản sinh bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn
Bánh tằm Ngan Dừa có hai loại mặn và ngọt, khi ngồi xung quanh bên chiếc gánh tùy theo sở thích khẩu vị của quý khách mà thưởng thức cái hương vị đồng quê miệt biển Bạc Liêu. Chính vì nhiều lẽ đó mà bánh tằm Ngan Dừa trở thành một món ăn độc đáo và rất lạ lẫm hấp dẫn với khách du lịch phương xa.
Bánh xèo
Đến Bạc Liêu bạn nhớ ghé con đường mang tên cố nghệ sĩ Cao Văn Lầu, chạy dài ra mé biển để đến ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu để ăn bánh xèo. Những chiếc bánh xèo vàng rụm điểm lác đác vài chấm xanh của hành lá. Nhân bánh là những con tôm đỏ xen lẫn với những cọng hành tây thái mỏng, những hạt đậu xanh chín mềm, vài lát củ sắn… khiến thực khách mới nhìn đã ứa nước bọt.
Bánh xèo dân dã nơi đây
Bánh xèo Giồng Nhãn ăn kèm có tới gần 20 loại rau khác nhau. Ngoài các loại rau thông dụng được bán ở chợ ra còn có rau vườn như: đọt điều, đọt xoài non, đọt cóc, đọt bằng lăng, đọt mọt, đọt lá cách, đọt cơm nguội, đọt sung non, tía tô, mã đề, kim thất, đọt bứa… Đây là những loại rau bình dân nhưng tạo nên sự lạ miệng và thú vị với nhiều du khách đến từ thành thị và là những vị thuốc quý. Bánh xèo nên ăn khi còn nóng, bởi thế bánh xèo mới tan giòn nơi đầu lưỡi, béo tận chân răng. Mùi thơm nghi ngút của bánh, vị ngòn ngọt của tôm và nước chấm quyện trong hương nhãn đầu mùa khiến du khách không thể nào quên.
Ngoài ra, bạn cũng nên thưởng thức các món ăn sau khi tới Bạc Liêu: bánh tằm bì Bạc Liêu, cốn xại, xá bấu, đuông chà là, cá chốt, cá thòi lòi, vọp nướng, lẩu mắm, bún bò cay, bánh canh tôm nước cốt dừa, bồn bồn,…
Một số gợi ý địa chỉ ăn uống cho bạn:
– Cách Chùa Cô Bảy (phường 5 – thị xã Bạc Liêu) độ vài trăm mét có một quán ăn bán một món duy nhất là lẩu mắm nên thực khách truyền nhau gọi “lẩu mắm Chùa Cô Bảy”. Lẩu mắm ở đây ngon có tiếng. Đến thị xã Bạc Liêu du khách thường ghé vào thưởng thức món ăn này.
– Hủ tíu mì ở Cầu số 4, cari vịt cay cũng ở Cầu số 4 luôn (nhưng 2 chổ khác nhau nha, hỏi người dân sẽ chỉ).
– Cari vịt không cay ở gần trường Cao đẳng sư phạm cũ, đường võ thị sáu.
– Bún bò cay bên cầu quay phường 2.
– Cơm sườn nướng ngang trường tiểu học Phùng ngọc liêm. vv…
– Bún bò huế Tự gần chợ xóm mới hoặc Hương Giang xéo trường Võ Thị Sáu
– Bún nước lèo ở chợ phường 1 hoặc trước hiệu sách Vĩnh Liêm.
Một số gợi ý khác:
– Karaoke: muốn giá bình dân thì vào hẻm 10, mắc chút thì vào Ý Lan, Ý Ngọc, Loan 2, 42, Phương Quyên….
– Nhậu nhẹt thì Osin, 89, 58, 36, không thì vịt nấu chao Trung gần bệnh viện,
– Chợ Đêm đủ món lựa chọn luôn: bánh tằm bì, bánh cống, hột vịt lộn, chè thái, bánh plan….
Trên đây là một số kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu, hi vọng sẽ giúp bạn có chuyến du lịch thật ý nghĩa.