Bình Định với thành phố Quy Nhơn hiện đang là điểm du lịch rất nổi tiếng ở miền Nam, với những chia sẻ kinh nghiệm du lịch Bình Định sẽ giúp có chuyến du lịch Bình Định hoàn hảo và tiết kiệm nhất.
Các địa điểm du lịch ở Bình Định
Mình sẽ chia sẻ các địa điểm du lịch theo khu vực địa lý để bạn có thể dễ dàng quan sát đường đến, đường đi, tiện cho bạn du lịch hơn.
Thành phố Quy Nhơn: Quy Nhơn là thành phố của tỉnh Bình Định, ở đây bạn có thể ghé thăm một số địa điểm sau:
– Chùa Long Khánh (141 đường Trần Cao Vân, thành phố Quy Nhơn), chùa là trung tâm Phật Giáo lớn ở tỉnh Bình Định. Trong chùa có tượng Phật Thích Ca cao 2 mét, trước sân chùa là tượng A di đà cao đến 17 mét. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ rất quý từ thời vua Gia Long.
– Nhà thờ chánh toàn Quy Nhơn
Địa chỉ: số 122 Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn.
Nhà thờ chánh tòa Quy Nhơn
Nhà thờ này được khởi công xây dựng vào năm 1892, tuy nhiên do nhà thờ này khá nhỏ nên đến năm 1938, nhà thờ mới đã được khởi công xây dựng. Nhà thờ này có ngọn tháp cao 47,2 m, do đó ngoài tên nhà thờ chính tòa Qui Nhơn, thì nhà thờ này còn có tên là nhà thờ Nhọn.
– Ghềnh Ráng
Ghếnh Ráng nằm ngay dưới chân núi Xuân Vân, từ đường An Dương Vương kéo vào bãi tắm Hoàng Hậu. Ghềnh Ráng xưa kia được vua Bảo Đại chọn làm nơi nghỉ dưỡng. Nước biển ở đây xanh trong, các bãi đá xếp trồng lên nhau, chồng chồng, lớp lớp trên những chân vách đá dựng đứng. Cảnh quan rất đẹp.
– Bãi tắm Hoàng Hậu
Bãi tắm Hoàng Hậu bằm trong khu du lịch Ghềnh Ráng, đây được đánh giá là bãi tắm đẹp nhất ở Bình Định. Khi vua Bảo Đại tới đây, chọn Ghềnh Ráng làm nơi nghỉ dưỡng, nhận thấy bãi tắm có nhiều hòn đá khổng lồ nên đã dành riêng bãi tắm đó cho hoàng hậu Nam Phương, từ đó mà bãi tắm này có tên là bãi tắm Hoàng Hậu. Bãi tắm này nước biển trong xanh, trên bờ có rất nhiều những hòn đá tròn tròn, nhẵn nhụi nhìn như trứng chim khổng lồ, cảnh quan rất đẹp, yên bình và thơ mộng.
Bãi tắm Hoàng Hậu
– Tháp đôi
Địa chỉ: gần cầu Đôi, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn.
Tháp đôi này được xây dựng từ thế kỷ thứ 12, gồm 2 tòa tháp nằm cạnh nhau theo hướng Bắc – Nam (tháp ở phía bắc cao 20m, tháp ở phía nam cao 18m). Tháp được đánh giá là một trong những tháp đẹp nhất theo kiến trúc Chămpa. Kiến trúc của tháp không giống với những tháp Chăm cổ: thân vuông, đỉnh tháp cong.
Tháp đôi ở Bình Định
Huyện An Nhơn
Hướng dẫn đường đi: từ thành phố Quy Nhơn bạn đi theo đường Nguyễn Huệ ra quốc lộ 19 rồi đi về huyện An Nhơn (khoảng cách từ trung tâm thành phố Quy Nhơn về An Nhơn khoảng 20km). Dưới đây là các địa điểm du lịch nổi tiếng ở huyện An Nhơn:
– Thành cổ Hoàng đề (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn): thành cổ này được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 10, và là kinh đô cuối cùng của nước Chămpa. Theo nhận xét chung thì thành này không đẹp nhưng kiến trúc của thành rất khác biệt, mang đậm kiến trúc Chăm cổ.
Tháp Cánh Tiên (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn): khác với các tháp khác, tháp này chỉ gồm 1 tháp, cao khoảng 20m, dài chừng 10m, tháp có 4 cửa trong đó cửa hướng đông là cửa thông vào được bên trong, còn các cửa khác đều là cửa giả. Các đường nét kiến trúc của tháp đạt đến độ hoàn mỹ cao.
– Tháp Phú Lốc (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn): tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7, cũng chỉ có 1 tháp, cao khoảng 15m, mỗi chiều dài khoảng 9,7m. Tháp có kiến trúc khá giống với tháp Cánh Tiên, có 1 cửa chính ở hướng Đông, còn 3 cửa giả tuy nhiên các đường nét kiến trúc thì đơn giản hơn nhiều.
Tháp Phú Lốc
– Hồ Núi Một là một hồ nước nằm dưới dãy núi An Tượng, thuộc phần giao giữa 2 huyện An Nhơn và huyện Vân Canh. Từ thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo quốc lộ 19 sau đó tới thôn An Trường thì rẽ trái là tới (khoảng 40km). Hồ rộng đến 110.000 m2, mặt hồ phẳng lặng, xung quanh hồ là hệ thống suối, thác, rừng nguyên sinh, hang động,…nên gần đây, hồ được chọn làm nơi ngắm cảnh, nghỉ ngơi của nhiều người.
Huyện Tây Sơn, hướng dẫn đường đi: từ thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo quốc lộ 19 để tới được huyện Tây Sơn. Huyện có nhiều công trình mang giá trị lịch sử to lớn như:
– Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn): bảo tàng này hiện đang lưu giữ rất nhiều hiện vật về các cuộc chiến của vua Quang Trung, biểu diễn nhạc võ Tây Sơn.
– Hầm Hô (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn): Hầm Hô thực chất là nơi giao nhau giữa 2 sông Đồng Hưu và sông Cát rồi đổ vào sông Phú Phong. Địa điểm du lịch này kéo dài dến 3km, 2 bên bờ suối là những khối đá chỗ thành vách, chỗ thì chồng lên nhau, Tới đây bạn có thể thuê thiên nga đạp nước (giá 60.000đ/ 30 phút) hoặc đi thuyền trên sông (giá 25.000đ) để thưởng thức cảnh đẹp nơi đây. Trưa đến bạn có thể thuê nhà sàn nghỉ trưa với giá 150.000đ hoặc thuê võng nghỉ, ghế xếp với giá 25.000đ/ 1 cái.
Hầm Hô Bình Định
– Tháp Dương Long (xã Tây Bình và xã Bình Hòa huyện Tây Sơn): Tháp này gồm 3 tòa tháp nhỏ, theo hướng Bắc Nam, các cửa chính đều quay về hướng Đông; trong đó tháp ở giữa cao hơn hẳn các tháp còn lại. Tòa tháp được xây dựng trong khoảng thế kỷ thứ 7 – thế kỷ thứ 8, tháp được đánh giá là tháp có bề thế nhất trong các tháp Champa ở miền Trung.
Tháp Dương Long
– Tháp Thủ Thiện (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn): tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, tháp cũng có 3 cửa giả và 1 cửa chính ở phía Đông. Hiện nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thác đã bị phá hủy khá nhiều, hiện vẫn đang bị xuống cấp.
Huyện Tuy Phước, với các địa điểm du lịch như:
– Tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước): tháp chăm cổ này được xây dựng từ cuối thế kỉ thứ 11, đầu thế kỷ thứ 12. Tháp gồm 4 ngọn trên một đồi núi đất đỏ, ngọn cao nhất cao 22m, các ngọn tháp ở đây có kiến trúc khá khác nhau.
– Tháp Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước): tháp này được xây từ cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ thứ 11, tháp cũng có cửa giả, tuy nhiên hiện nay cửa chính và cửa Bắc đã bị sạt lở phần vòm, tháp cao khoảng 20m. Kiến trúc tháp ở Bình Lâm cho thấy đã xuất hiện các xu hướng mới trong các họa tiết trang trí tháp Chăm.
Huyện Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn khoảng 45km, hướng dẫn đường đi: từ thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo tỉnh lộ 639 sau đó đi quốc lộ 19B để tới huyện Phù Cát. Một số địa điểm du lịch ở huyện Phù Cát:
– Hòn Vọng Phu (xã Cát Hải, huyện Phù Cát), hòn này còn có tên gọi là hòn Bà, bao gồm 2 hòn đá một cao một thấp trông giống hình người, cao hơn mặt biển khoảng 700m. Thời xưa, nơi đây được sử dụng làm vọng hải đài, là nơi quan sát, kiểm soát cả một vùng biển rộng lớn.
– Suối nước nóng Hội Vân (xã Cát Trinh, huyện Phù Cát): ở đây có suối nước nóng nổi tiếng, vào sáng sớm hơi nước từ suối bốc lên tạo thành những khói mây mờ mờ ảo ảo, đến giữa trưa sương tan thì lại có thể nhìn kỹ từng vòi nước phun lên từ lòng đất.
Nhà nghỉ ở Bình Định?
Hầu hết các địa điểm du lịch ở Bình Định đều ở khá gần với thành phố Quy Nhơn, nếu bạn tới Bình Định để thăm thú thì theo ý kiến của mình, bạn chỉ cần tới thành phố Quy Nhơn, ở đây có cả tháp Chăm, có cả các công trình tôn giáo, có các bãi biển đẹp nên thơ. Còn nếu có nhiều thời gian, thì bạn nên dành thời gian đi thăm thú hết các tháp Chăm cổ ở đây, các hồ nước,…
Với những bạn muốn ở gần biển thì có thể tìm đến các khách sạn ở cuối đường Nguyễn Huệ, giá khá đắt. Nếu muốn giá mềm hơn chút nữa thì bạn có thể vào đường An Dương Vương, đường Tây Sơn, hay Hàn Mặc Tử để thuê, giá khá rẻ chỉ quanh mức 200.000đ/ 1 ngày. Dưới đây là một số gợi ý nhà nghỉ ở Quy Nhơn cho bạn:
- Nhà nghỉ Thu Trang (số 16 đường Chương Dương, thành phố Quy Nhơn) giá phòng đôi dành cho 4 người lớn có giá 170.000đ và 200.000đ/ 1 phòng, phòng dành cho 2 người có giá 150.000đ/ 1 phòng, đặc biệt ở đây có phòng giá rẻ cho 2 người với giá 100.000đ/ 1 phòng. Sdt: 056.3846152, 0905245991.
- Khách sạn Khang Khang 2 (số 37, 39 Ngô Gia Tự, thành phố Quy Nhơn), giá phòng từ 180.000đ – 200.000đ / 1 phòng, sdt: 056.3747727.
- Khách sạn Phương Đông (3/21 Ngô Mây), sdt: 056.3747767.
- ….
Ăn gì ở Bình Định?
- Cuối đường Phan Bội Châu, quán này có gỏi, kem trộn, bánh canh, chả ram
- Bánh bèo cây mận Đống Đa hoặc đường Lý Thường Kiệt.
- Quán bánh bèo chuồng heo trong hẻm 440 Nguyễn Thị Minh Khai
- Ốc bưu trên đường Mai Xuân Thưởng, đối diện với Sacombank.
- Vịt lộn đường Tăng Bạc Hổ ở ngay Sở Nội Vụ, gần ngã tư Tăng Bạc Hổ – Lê Hồng Phong
- Bún chả cá Ngọc Liên trên đường Nguyễn Huệ gần Bệnh Viện Đa Khoa Bình Định
- Muốn ăn hải sản bạn có thể đi dọc đường Xuân Diệu hoặc quán Hải Sỷ đối diện trường THPT Lê Quý Đôn (quán này ngon mà rẻ).
- Xôi chiên và cơm cháy chiên ngay đầu đường Lý Thường Kiệt
- Quán Chè Nhớ đường Ngô Mây, quán này bán rất nhiều loại chè khác nhau
- Quán chè chuối nướng đường Nguyễn Công Trứ bên cạnh Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong.
- Tiệm bánh mỳ chấm trà trên đường Nguyễn Công Trứ đối diện Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong.
- Bánh mì nướng lu gần Trường THPT Lê Quý Đôn.
- Kem Ngọc Nga ngay Trung Tâm Tượng Đài Quang Trung.
- Quán gà chỉ sáu cao gần khu Ghềnh Ráng.
- Đêm bạn có thể ra đường Ngô Văn Sở gần Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh để ăn vặt.
- Bún khô và bún cuốn thịt nướng ở đường Bùi Thị Xuân gần Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong
- Bánh canh cua Bà O đường Phan Đình Phùng chỗ ngã tư Bạch Đằng – Phan Đình Phùng.
- Bánh hỏi cháo lòng đầu cầu Diêu Trì,hoặc quán ở đừơng Ngô Quyền
- Xôi Thơm (155/8 Nguyễn Thái Học)
Mua gì ở Bình Định làm quà?
Bạn nên mua những đặc sản ở Bình Định, vừa rẻ mà vừa ý nghĩa:
- Các sản phẩm từ dừa: tinh dầu dừa,…
- Rượu Bàu Đá
- Tré
- Bánh tráng nước dừa
- Nón ngựa Phú Gia
- Tôm tre
- Hải sản khô
- Mắm các loại
- …
Trên đây là kinh nghiệm du lịch Bình Định của mình, hi vọng sẽ giúp cho chuyến du lịch Bình Định của bạn hoàn hảo nhất.