Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 05/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Cao Bằng là một tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta, nơi đây có rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, do đó có rất nhiều khách du lịch tới đây. Trong bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, mình sẽ chia sẻ những lưu ý khi đến với mảnh đất oai hùng này.

Các địa điểm du lịch ở Cao Bằng?

Các địa điểm du lịch ở Cao Bằng cách khá xa nhau, nên mình sẽ hướng dẫn cách đi tới từng địa điểm:

Thác Bản Giốc

Địa chỉ: xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, nằm giáp biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Hướng dẫn đường đi: từ thành phố Cao Bằng, bạn đi theo quốc lộ 3, sau đó đi tỉnh lộ 206 để tới huyện Trùng Khánh, sau đó hỏi đường đi xã Đàm Thủy (từ huyện Trùng Khánh đi tới đây mất khoảng 20km).

Thác Bản Giốc có phần thác bên trái và nửa phía tây thuộc chủ quyền của nước ta, nửa phía đông bên phải thuộc chủ quyền của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác bắt nguồn từ sông Quây Sơn của Trung Quốc, tới xã Đàm Thủy thì đột nhiên lòng sông bị thụt xuống 35m tạo thành thác Bản Giốc. Thác gồm 2 thác chính và phụ, trong đó tháp chính rộng 100m, sâu 60m, cao 70m. Nếu tính cả thác chính và phụ thì tổng chiều rộng của thác là 208m. Hoàn toàn phần thác phụ thuộc Việt Nam, thác chính thì chia đôi.

Thác Bản Giốc bao gồm hai thác, thuộc cả 2 nước Việt Nam và Trung QuốcThác Bản Giốc bao gồm hai thác, thuộc cả 2 nước Việt Nam và Trung Quốc

Thác Bản Giốc bao gồm hai thác, thuộc cả 2 nước Việt Nam và Trung Quốc

Lưu ý khi tới thác Bản Giốc:

  • Tới đây bạn chỉ nên đi trong ngày, ngắm cảnh hùng vĩ của thác, đêm thì không được ở lại, nếu muốn ở lại thì bạn nên ở nhà dân gần đó.
  • Theo hiệp ước thì trong 2 thác của thác Bản Giốc thì thác nhỏ của Việt Nam và thác lớn chia đôi, nhưng trên thực tế thì thác lớn gần như thuộc hoàn toàn về Trung Quốc. Ở 2 bên thác sẽ có lực lượng quân đội, nếu bạn đặt chân quá sâu ở thác lớn sẽ bị quân đội bên Trung Quốc bắn, nên tốt nhất khi tới đây bạn chỉ lên chơi ở thác nhỏ.

Động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh). Động này cách thác Bản Giốc trên 3km. Động có chiều dài là 2,114km, với 3 cửa chính, trong động có rất nhiều nhũ đá, măng đá rủ xuống, cảnh quan rất đẹp.

Động Ngườm Ngao Cao BằngĐộng Ngườm Ngao Cao Bằng

Động Ngườm Ngao Cao Bằng

Top 3 tour du lịch Bản Giốc giá tốt tại đây

Cụm khu di tích Pác Bó

Địa chỉ: xã Trường Hà, huyện Hà Quảng.

Hướng dẫn đường đi: từ thành phố Cao Bằng, bạn đi theo tỉnh lộ 203 để tới xã Trường Hà (khoảng 52km). Cụm di tích này được chia thành nhiều phân khu khác nhau:

Khu đầu nguồn

  • Hang Cốc Bó, hang rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Là nơi bác Hồ ở từ giữa tháng 2/1941 đến giữa tháng 3 năm 1941.
  • Nhà ông Lý Quốc Súng: là nơi Bác ở từ 28/1/1941 đến ngày 07/02/1941.
  • Hang Lũng Lạn: hang rộng khoảng 50mr, là nơi Bác làm việc cuối tháng 3 năm 1941.
  • Hang Ngườm Vài: nơi Bác dạy cán bộ
  • Suối Lê Nin: nơi bác ngồi câu cá
  • Nhà ông La Thanh: nơi điễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
  • Khu ruộng Goọc Mu: năm 1940 tại đây nhân dân Pác Bó đã cắt máu thề đi theo cách mạng.

Khu Trung tâm

  • Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường, ngôi nhà này mới được xây năm 2011.
  • Khu ruộng Nà Chang: rộng khoảng 5000m2, là nơi mít tinh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với nhân dân Pác Bó ngày 20/2/1961.
  • Các công trình: nhà trưng bày, nhà đón tiếp.

Khu di tích Kim Đồng

  • Mộ Kim Đồng: ở chân núi Tèo Lài, làng Nà Mạ. Bên cạnh mộ Kim Đồng là mộ mẹ của Kim Đồng và tấm bia tưởng niệm.
  • Hang Nộc Én: ở sau làng Nà Mạ. Là nơi Kim Đồng được Bác giao nhiệm vụ giữ thông tin liên lạc.
  • Pò Đoi – Thoong Mạ: nơi thành lâoj Đội Nhi đồng cứu quốc, Kim Đồng làm đội trường.
  • Khu di tích Bó Bẩm
  • Nhà ông Dương Văn Đình: nơi Bác nói chuyện với nhân dân, tuyên truyền cách mạng.
  • Núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Đầu Hổ.
  • Khu di tích Khuổi Nặm
  • Lán Khuổi Nặm: nơi Bác ở lâu nhất
  • Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu

Cụm di tích Pác BóCụm di tích Pác Bó

Cụm di tích Pác Bó

Hồ Thang Hen

Địa chỉ: xã Quốc Toàn, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

Hướng dẫn đường đi: từ thành phố Cao Bằng bạn đi theo quốc lộ 3 để tới được xã Quốc Toản.

Hồ Thang Hen có chiều rộng từ 100m – 300m, dài từ 500m – 1000m, tùy từng vị trí. Hàng ngày nước ở hồ có 2 đợt lên xuống, giữa mùa mưa và mùa khô nước ở hồ có thể chênh nhau từ 15m – 20m. Xung quanh hồ là rừng cây bao quanh. Hồ nằm trong quần thể hồ Hang Hen, gồm 36 hồ nước tự nhiên cách nhau từ vài chục đến vài trăm mét. Bất cả các hồ đều thông với nhau qua mạch nước ngầm dưới lòng hồ. 36 hồ này trải đều ở 2 xã Quốc Toản, xã Ngũ Lão (huyện Hòa An). Tới đây bạn có thể chèo thuyền ra hồ ngắm cảnh, cảm nhận cuộc sống yên bình, tươi mát, nơi đây.

Hồ Thang Hen Cao BằngHồ Thang Hen Cao Bằng

Hồ Thang Hen Cao Bằng

Nhà nghỉ ở Cao Bằng?

Hầu hết ở các địa điểm du lịch ở Cao Bằng chưa phát triển nhiều dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, quán ăn,…nên các du khách tới Cao Bẳng thường nghỉ ngơi ở thành phố Cao Bằng, sau đó đi tới các điểm du lịch.

Một số nhà nghỉ ở thành phố Cao Bẳng:

  • Khách sạn Ánh Dương (78 Kim Đồng, thành phố Cao Bằng), sdt: 026.3858467.
  • Khách sạn Bằng Giang (đường Kim Đồng, thành phố Cao Bằng), sdt: 026.3853431.
  • Khách sạn Đức Trung (85 Bế Văn Đàn, thành phố Cao Bằng), sdt: 026.3853424.
  • Khách sạn Hoàng Anh (131 Kim Đồng, thành phố Cao Bằng), sdt: 026.3858969.
  • Khách sạn Hoàng Gia (26B Lê Lợi, thành phố Cao Bằng), sdt: 026.3858168.

Nhìn chung giá phòng khách sạn, nhà nghỉ ở đây không quá đắt từ 200.000đ – 300.000đ/1 phòng. Bạn cứ check kỹ trước khi đặt phòng. Nếu muốn đặt nhà nghỉ ở huyện Trùng Khánh, bạn có thể tham khảo các nhà nghỉ:

  • Nhà nghỉ Hoàn Lê (thị trấn Trùng Khánh), sdt: 026.3826221.
  • Nhà nghỉ Thiên Tài (gần chợ thị trấn Trùng Khánh), sdt: 026.3826537.
  • Khách sạn Đình Văn (gần chợ Trùng Khánh), sdt: 026.3602789.
  • Ở gần thác Bản Giốc có nhà nghỉ Trùng Khánh 2, bạn có thể liên hệ.

Ăn gì ở Cao Bằng?

Tới Cao Bằng bạn có thể thưởng thức một số món ăn đặc trưng ở đây như:

  • Bánh cuốn nóng, món này bạn sẽ dễ dàng bắt gặp vào buổi sáng ở bất cứ cung đường du lịch nào tại Cao Bằng.
  • Ong võ vè
  • Giò lợn hầm hạt dẻ
  • Đậu phụ: đậu phụ ở Cao Bằng chỉ lấy tinh chất nên sẽ rất ngon, ở các nơi khác sẽ ép cả tinh chất và bã nên không giữ được cái ngon của đậu phụ.
  • Vịt quay, heo sữa quay
  • Cơm lam
  • Cá chiên sông Gâm
  • Bánh trứng kiến
  • Bánh áp chao, món này hay có vào mùa đông.
  • Bánh trôi
  • Phở chua, món này rất nổi tiếng ở Cao Bằng, thường có vào mùa hè.

Mua gì làm quà Cao Bằng?

Theo mình thì bạn cứ nên mua những đặc sản đặc trưng ở đây làm quà, vừa quý và vừa rẻ. Một số gợi ý cho bạn:

  • Hạt dẻ Trùng Khánh: đây là một sản vật đặc trưng ở Cao Bằng, bởi hạt dẻ ở đây vừa nhiều chất dinh dưỡng, vừa to (gấp 5-6 lần hạt dẻ rừng), mà mùi vị rất thơm ngon, đặc trưng.
  • Quả mác mật
  • Mận Bảo Lạc: bạn có thể mua ở bất cứ huyện nào ở Cao Bằng.
  • Lê Đông Khê: lê này thường có vào tháng 6 – 7 âm lịch, lê rất ngon, mát, mềm, và rất đặc trưng.
  • Rượu tắc kè.
  • Rượu táp ná
  • Chè giảo cổ lam
  • Chè dây
  • Bột nghệ đen, bột nghệ vàng
  • Mật ong

Trên đây là kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của mình, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến du lịch tỉnh biên giới này.

Cao Bằng du lịch kinh nghiệm du lịch nhà nghỉ Pác Bó thác Bản Giốc Trùng Khánh
Bài viết liên quan