Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm
Thông tin chung về
Cù Lao Chàm
Cù
Lao Chàm gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá,
Hòn Tai, Hòn Ông. Trong đó Hòn Lao là đảo chính, lớn nhất, nơi tập trung dân cư
Cù Lao Chàm và là trung tâm của các hoạt động thương mại, du lịch…
Những
bãi biển với bờ cát dài trắng mịn, làn nước xanh trong đến mức có thể nhìn xuống
tận đáy là đặc trưng của nơi đây.
Toàn
bộ đảo chính có tới 7 bãi biển trải dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Bãi
Bắc: nhiều hang động tự nhiên, ít người đến. - Bãi
Ông: gần bãi Làng, kế bên bến tàu, có nhiều nhà hàng tấp nập vào buổi trưa, đây
là bãi đông khách nhất, các tour du lịch thường đưa khách đến đây ăn trưa. - Bãi
Làng: là bến cá chứ không phải bến tắm, từ đây đi vào khu dân cư xóm Cấm của đảo. - Bãi
Xếp: chưa khai thác du lịch nên vắng vẻ, yên tĩnh. - Bãi
Chồng: bãi biển đẹp, có phòng tắm nước ngọt và thay đồ, có 2 bungallow đã từng
là nhà hàng, hàng dừa thẳng tắp rất mát mẻ. Còn có một cái hồ với cây cầu xinh
xinh bắc qua. Phí tắm ở đây là 15k nhưng không thấy có cổng thu tiền. - Bãi
Bìm : tắm miễn phí, bãi nước trong xanh có bãi đá cho bạn tạo dáng chụp hình. - Bãi
Hương: khó tắm vì nhiều thuyền bè neo đậu, nên ăn hải sản ở đây vì rất tươi
ngon.
Tất
cả những bãi biển này rộng khoảng 20m, chiều dài từ 100 đến 300m, mỗi bãi có một
đặc điểm riêng khiến du khách có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một nơi để thỏa
thích vui chơi, tắm biển khi tới Cù Lao Chàm.
DU LỊCH CÙ LAO CHÀM
Đến
với Cù Lào Chàm có nhiều cách, bạn có thể tự đi hoặc mua 1 tour trọn gói đi
trong ngày. Thông thường các bạn ít thời gian thì nên đi tour, còn nếu các bạn
thích khám phá, ưa thư giãn nghỉ ngơi thì có thể tự đi với lịch trình 2 ngày.
1. Nên đi Cù lao
Chàm vào thời điểm nào?
Thời
gian thích hợp nhất nên đi Cù Lao Chàm là từ tháng 3 tới tháng 8 hàng năm vì thời
tiết lúc này nắng ấm, biển lặng. Các tháng khác trong năm biển động, nhiều bão,
tàu thuyền gần như không ra được đảo, đảo trở thành khu vực bị cô lập.
Nếu
muốn kết hợp chuyến đi của mình với việc tham quan đèn lồng phố cổ Hội An thì
các bạn nên đi vào ngày rằm các tháng AL. Nhưng lưu ý ngày 14 phố cổ lung linh
hơn ngày 15 nhiều.
Hoặc
nếu muốn tham gia vào văn hóa tín ngưỡng của cư dân trên đào thì các bạn có thể
chọn đi vào dịp lễ hội như: Lễ hội Cầu Ngư (ngày 3-4 tháng 4 AL) hay Lễ giỗ Tổ
nghề Yến (ngày 9-10 tháng 3 AL).
2. Phương tiện tới
Cù Lao Chàm
Từ
Hội An các bạn có 2 loại phương tiện để ra Cù Lao Chàm là ca nô và tàu gỗ.
Nếu
lựa chọn ca nô thời gian sẽ chỉ mất khoảng 20′ nhưng giá thành cao, giá
150k/người nhưng thích hợp với những người ưa sự mạo hiểm, cảm giác mạnh. Ca nô
có nhiều chuyến trong ngày và xuất phát từ bến Cửa Đại. Vé có thể mua từ bến
tàu hoặc từ các đại lý du lịch trong phố cổ.
Nếu
lựa chọn tàu gỗ thì sẽ tiết kiệm hơn, chậm hơn nhưng cảm giác lênh đênh trên biển
khá phiêu lưu. Tuy nhiên, nếu bạn bị say sóng thì nên đi ca nô. Tàu gỗ xuất
phát từ bến Bạch Đằng lúc 8h (bạn nên đến sớm hơn để có chỗ ngồi), giá vé
50k/người Việt Nam, 100k/người nước ngoài, mang xe máy qua đảo thì 30k/xe. Tàu
chiều về xuất phát từ bến tàu Cù Lao Chàm lúc 13h. Tàu ở bến Bạch Đằng này thường
được gọi là tàu chợ.
Tàu
gỗ xuất phát từ bến Cửa Đại thì hình như vé người VN chỉ có 30k, chuyến về cũng
từ bến tàu Cù Lao Chàm nhưng lúc 11h trưa.
3. Nhà nghỉ ở Cù
Lao Chàm
Homestay,
trên Cù Lao Chàm không có các khách sạn hay resort mà là các nhà nghỉ kiểu
homestay nhưng rất thú vị với bất cứ ai muốn khám phá hòn đảo xanh xinh đẹp
này. Giá dịch vụ homestay này dao động từ 50-100k/người hoặc 150k/phòng 2 người.
Homestay tập trung chủ yếu ở khu vực Bãi Ông, Bãi Làng và Bãi Hương.
Các
homestay này không chỉ cung cấp dịch vụ ngủ lại mà còn cung cấp cho các bạn đầy
đủ các dịch vụ ăn uống, giặt đồ, cho thuê xe, hướng dẫn viên, thuê thuyền, lặn
san hô… Người dân ở đây hiền lành, thân thiện và hỗ trợ khách du lịch rất nhiệt
tình.
4. Cắm trại trên đảo
Cù Lao Chàm
Ngoài
homestay thì các bạn còn có 1 lựa chọn khác là cắm trại nếu đi nhóm lớn. Cắm trại
ở các khu vực Bãi Ông, Bãi Hương thì có nhiều dịch vụ hỗ trợ. Nhưng nếu thích một
không gian hoàn toàn mở thì các bạn có thể lựa chọn Bãi Bìm và Bãi Xếp.
Cắm
trại ở Bãi Bìm thì các bạn liên hệ với chú Cữ thuê thuyền đi ra, chú ấy sẽ chỉ
cho các bạn cắm trại ở bãi riêng Bà Lê (thấy mọi người đều gọi thế). Các bạn trả
cho 2 bảo vệ 200k thì sẽ thoải mái cắm trại, vui chơi ở đây.
Còn
cắm trại ở Bãi Xếp thì các bạn đi theo con đường bê tông bên phải cầu Tàu, men
theo vách núi là sẽ nhìn thấy con đường mòn xuống Bãi Xếp. Ở đây thì không mất
phí gì cả nhưng khu vực này chính quyền chưa khai thác du lịch nên có thể các bạn
sẽ bị cấm cắm trại ở đây. Nên tốt nhất đừng khai ra nếu có ai hỏi, he he…
5. Thăm quan gì ở
Cù Lao Chàm
Các
bãi biển là điểm hấp dẫn nhất, kế đến là các món hải sản, và sau cùng là các điểm
thăm quan trên đảo. Gợi ý một số điểm thăm quan bạn nên đến
Nhà
Bảo tàng biển Cù lao Chàm
Điểm
dừng chân đầu tiên khi thuyền cập bến tàu Cù lao Chàm chính là nhà bảo tàng biển
Cù Lao Chàm. Đây là nơi các bạn có thể tìm hiểu lịch sử hình thành, các phong tục
truyền thống, các lễ hội, các sản vật biển… của vùng đảo này, giúp các bạn có
cái nhìn toàn cảnh về hòn đảo và con người nơi đây.
Giếng
cổ Chăm
Hay
còn có tên khác là Giếng Xóm Cấm, có niên đại khoảng 200 năm, nằm tại ngã ba
con đường bê tông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích
Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam. Cấu
trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An
như: hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một
trụ vuông, lòng giếng xây gạch theo kiểu “vành khăn”.
Người
dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho
người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn,
cho dù là vào mùa khô kiệt nhất.
Chùa
Hải Tạng
Chùa
Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngường thờ Phật kết hợp với thờ
thánh thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trên đảo Cù Lao Chàm và
cho các thương thuyền ghé vào hành lễ cúng Phật với cầu mong được phù hộ trên
con đường làm ăn, buôn bán.
Chùa
được xây vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách vị trí hiện tại khoảng
200m về hướng Bắc. Sau do bão làm hư hại nặng nề nên để thuận tiện cho các tín
đồ hành lễ nên Chùa được dời về vị trí hiện tại và được xây dựng khang trang
hơn.
Việc
xây Chùa gắn liền với truyền thuyết các cây cột được làm từ ngoài Bắc chuyển bằng
tàu thủy về phía Nam nhưng khi đến Cù Lao Chàm thì trời tối nên phải neo nghỉ.
Ngày hôm sau, tàu đi tiếp nhưng biển bỗng dậy sóng, vần vũ khiến tàu không ra
khơi được. Sau có người trong đoàn lên đảo cúng xin keo thì mới biết dàn cột này phải ở lại để dựng Chùa
trên đảo, không được đem đi. Cũng vì thế mà Chùa xây xong lấy tên là Hải Tạng,
Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển
cả.
Chợ
Tân Hiệp
Đến
Cù Lao Chàm, khách du lịch không thể bỏ qua chợ Tân Hiệp, nhiều người gọi là Chợ
Cù Lao Chàm, nằm ngay khu vực bến tàu. Chợ bán các đặc sản rừng, biển và cả quà
lưu niệm. Khách thường mua mực một nắng ở đây về làm quà cho bạn bè người thân.
Trong chợ cũng có thể trả giá nhưng thường trả giá một chút thôi vì người bán
hàng không nói thách nhiều.
Miếu
tổ nghề Yến
Nằm
ở Bãi Hương, Miếu Tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19
để thờ tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yến. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3
AL, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để
chuẩn bị cho vụ khai thác mới.
Trên
bàn thờ, ngoài các bài vị bậc tiền bối khai sáng nghề Yến sào là các vị thần
liên quan đến sông biển.
6. Chơi gì ở Cù Lao
Chàm
Đến
với Cù Lao Chàm thì tắm biển là điều mà các bạn không thể bỏ qua, Cù Lao Chàm
có tới 7 bãi biển với những đặc điểm khác nhau, nên các bạn có thể lựa chọn bãi
biển phù hợp nhất để tắm biển, vui chơi.
Ngoài
các bãi biển, Cù Lao Chàm còn có rất nhiều các chương trình vui chơi khác nữa
mà các bạn có thể sẽ muốn quay lại đây nhiều lần.
Lặn
ngắm San hô
Hầu
hết các tour du lịch Cù Lao Chàm đều có các hoạt động lặn ngắm san hô. Các bạn
tự đi thì có thể mua vé ở ngay bến tàu hoặc nhờ nhà nghỉ mua hộ. Giá vé là
150k/người với đầy đủ dụng cụ, áo phao, tàu đưa các bạn ra khu vực lặn… và có cả
người hướng dẫn đi cùng. Tuy nhiên, thời gian gần đây với lượng khách du lịch đến
Cù Lao Chàm ngày càng tăng thì áp lực khai thác trên vùng rạn san hô là rất lớn
làm cho rạn san hô phục hồi chậm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho hệ sinh cảnh
biển tại Cù Lao Chàm. Vì vậy nếu các bạn tham gia lặn biển ngắm san hô thì tuyệt
đối không bẻ san hô hoặc mang san hô về đất liền.
Đi
tham quan các đảo bằng thuyền
Xung
quanh Hòn Lao là 7 hòn đảo khác nữa nên nếu muốn các bạn có thể thuê thuyền đi
sang các hòn đảo này.
Nếu
thuê trọn gói trong 1 buổi sáng hoặc 1 buổi chiều, giá tiền là 600k/ thuyền, chở
được khoảng 10 người. Nếu các bạn đi ít người thfi hãy làm quen, rủ thêm vài
đoàn khác nữa cho tiết kiệm.
Với
giá này, chủ thuyền sẽ đưa các bạn đi thăm Hòn Bà, Đảo Yến, lặn san hô (chưa có
phí thuê đồ lặn) và có thể nghỉ tắm ở Bãi Bìm.
Nếu
các bạn chỉ muốn đi thăm đảo Yến thì giá khoảng 300k/thuyền thôi. Cù Lao Chàm
là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài Yên hàng sinh sống.
Thuê
xe máy khám phá toàn bộ đảo
Cù
Lao Chàm được trời phú một hệ sinh thái rừng phong phú, sẽ rất phí nếu tới đây
mà bạn không dành thời gian chạy xe đi đến tận cùng của hòn đảo xinh đẹp này.
Đường đi nhỏ có nhiều đoạn xóc khó đi, phải vững tay lái lắm mới đi được. Điều
thú vị khi đi xe máy là bạn có thể dừng lại trên đường để thưởng thức những bãi
biển cát trắng vắng người và ngắm cả hòn đảo từ trên cao. Ngoài ra, các bạn có
thể ên núi Cù Lao Chàm để ngắm cảnh toàn đảo từ trên cao. Trời nắng trong thì
có thể nhìn thấy tận đất liền.
Ngắm
sao vào ban đêm
Đêm
Cù Lao Chàm vô cùng tĩnh mịch, không có quá nhiều ánh sáng điện như ở thành phố
nên còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn nằm trên bãi cát mịn, nghe sóng vỗ rì rào và
ngắm bầu trời đầy sao. Đây sẽ là trải nghiệm lãng mạn nhất trong cả chuyến đi của
bạn.
Các
trò chơi khác, Còn một số trò chơi khác mà khác du lịch ít chơi hơn như: Đi
thuyền thúng ở bãi Hương, hay lặn sâu… nhưng mình chưa có thử. Nếu các bạn có dịp
thử hãy chia sẻ thêm thông tin nhé.
7. Ẩm thực Cù Lao
Chàm
Mực
một nắng
Mực
ở Cù Lao Chàm khá đa dạng về thể loại nhưng mực một nắng thì chỉ được làm từ mực
ống. Người ta chọn những con mực vừa mang từ biển về, hãy còn tươi rói, phơi
duy nhất một lần nắng giòn. Đây cũng là món mà khách du lịch thường mua về làm
quà cho bạn bè người thân. Nhưng thưởng thức món này ngay tại bãi biển vẫn ngon
hơn khi mang về nhà.
Cua
đá
Cua
đá hay còn gọi là Cua đỏ vì màu sắc hết sức ấn tượng của nó. Đây được gọi là
Cua “ăn chay” vì nó ăn các loại cỏ cây trên núi. Cua đá chỉ to bằng nắm tay, khỏe,
chạy nhanh và bắt rất khó. Một cư dân trên đảo đi săn cua gặp 10 con mà bắt được
4 con đã là rất giỏi rồi. Món này có mùi thơm hấp dẫn, thịt cua dai hơn hẳn của
biển và không có mùi tanh nên cua đã trở thành “ngôi sao” của ẩm thực Cù Lao
Chàm.
Ốc
vú nàng
Các
bạn nên ra đảo Cù Lao Chàm vào ngày trăng tròn để thưởng thức những món ăn được
chế biến từ ốc vú nàng. Bởi vào những ngày trăng tròn ốc vú nàng mới xuất hiện
nhiều. Ốc vú nàng là loài ốc độc đáo, có hình chop nón lệch, trên đỉnh có một
núm nhỏ trông giống bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong
lấp lánh xà cừ.
Vì
số lượng loài ốc này rất ít nên dân bắt ốc chuyên nghiệp phải ngâm mình dưới nước
hàng giờ, dùng đèn soi vào những kẽ đá, dùng mũi dao nhọn tách từng con ốc. Ốc
vú nàng có thể chế biến thành nhiều món như luộc, nướng, gỏi… Mỗi món đều có những
hương vị đặc biệt.
Bào
ngư
Bào
ngư là loài ốc cực hiếm, có nhiều tên gọi như ốc cửu không, hải nhĩ… nên du khách rất thích thường thức bào ngư
khi đến Cù Lao Chàm. Loài ốc này bám vào những tảng đá ngầm khu vực biển san hô
có độ mặn cao, nhiều sóng lớn nên khó bị phát hiện và khó khăn lắm mới tách được
chúng khỏi những tảng đá.
Thịt
bào ngư giòn, có mùi vị thơm, có thể chế biến các món như luộc với gừng, hấp,
xào… Mỗi món đều rất lạ miệng so với các loại hải sản khác.
Rau
rừng
Rau
rừng Cù Lao Chàm tập hợp gồm 16 loại cây lá rừng mang hương vị thuốc nam, mọc
hoang ở các chân núi như: rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề… Đầu mùa hè là chính
vụ thu hoạch rau rừng ở đảo. Đơn giản nhất và giữ được mùi vị nhất khi thưởng
thức là món rau luộc, chấm với mắm tỏi ớt.
Bánh
ít lá gai
Bánh
ít lá gai là loại bánh có ở nhiều nơi nhưng ăn món này ở Cù Lao Chàm vẫn có nét
đặc trưng riêng biệt. Trước đây chỉ khi nào lễ hội thì đảo mới làm món ăn này
nhưng ngày nay thì có quanh năm để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
* Kinh nghiệm ăn uống
ở Cù Lao Chàm
Ở
Cù Lao Chàm, các bạn có thể đặt ăn ngay tại homestay mình ở với các món ăn chế biến từ hải sản. Giá thường
dao động khoảng 50-80k/người/bữa tùy chọn món ăn. Các bạn cũng có thể mua đồ về
nhờ chủ nhà chế biến, hoặc nhờ nhà nghỉ mua đồ hay đưa mình đi mua vì chỉ họ mới
biết chợ lúc nào có hải sản. Mua ngay tại chợ Tân Hiệp giá cả rất rẻ. Chủ nhà
cũng chỉ lấy tiền chế biến dưới 50k thôi.
Hoặc
nếu muốn ăn hải sản tại bãi biển thì các bạn nên ra Bãi Hương vào lúc 10h sáng,
khu vực này hải sản vừa tươi ngon lại rẻ, sau đó nhờ chế biến và thưởng thức
ngay ngoài bãi biển.
Nếu
các bạn chọn ăn trong các nhà hàng ở Bãi Ông hoặc Bãi Làng thì giá cả sẽ đắt
hơn.
8. Lưu ý khi đi Du
lịch Cù Lao Chàm
Đây
là khu vực Dư trữ Sinh quyển thế giới nên người dân nơi đây rất chú trọng việc
bảo vệ môi trường. Vì vậy tham quan trên đảo các bạn cũng nên tôn trọng các
nguyên tắc của đảo như: tuyệt đối không sử dụng túi nilon, không xả rác bừa
bãi, đồ gì mang được về đất liền vứt thì mang về, hạn chế tối đa việc vứt rác ở
đảo.
Khi
lặn ngắm san hô nghiêm cấm hành vi bẻ san hô, mang san hô về đất liền. Khí hậu ở
đây nắng nóng nên nếu di chuyển trong ngày thì nên mang theo đồ chống nắng và
nước uống.
Điện
trên đảo thường không có vào ban ngày, chỉ có ban đêm nên các bạn tự bố trí nguồn
cho các thiết bị điện mang theo của mình.
9. Gợi ý Lịch trình
du lịch Cù Lao Chàm
Thường
khách du lịch đi ra Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm nên các bạn có
thể tùy thời gian của mình mà sắp xếp kế hoạch vui chơi ở đây.
Lịch
trình 2 ngày 1 đêm
Ngày
1:
7:00
– Có mặt ở bến tàu Bạch Đằng
10:00
– Nhận phòng nghỉ
10:30
– Thuê thuyền đi thăm đảo Yến
12:00
– Ăn trưa ở nhà nghỉ
14:00
– Tham quan các di tích khu vực Xóm Cấm, Bãi Làng
16:00
– Lặn ngắm san hô và tắm biển
19:00
– Ăn tối
Ngày
2:
7:00
– Thuê xe máy đi một vòng quanh đảo
10:00
– Trả phòng và ra bến tàu về lại Hội An
Lịch
trình 3 ngày 2 đêm
Ngày
1:
7:00
– Có mặt ở bến tàu Bạch Đằng
10:00
– Nhận phòng, nghỉ ngơi, ăn trưa tại nhà nghỉ
14:00
– Thuê thuyền đi một vòng quanh các đảo, lặn san hô, thăm đảo Yến…
19:00
– Ăn tối
Ngày
2:
7:00
– Thuê xe máy đi vòng quanh đảo
10:00
– Ghé Bãi Hương mua hải sản và ăn trưa trên bãi biển
14:00
– Tham quan các di tích khu vực Xóm Cấm, Bãi Làng
17:00
– Tắm biển và tổ chức BBQ bãi biển
Ngày
3:
8:00
– Ghé chợ Tân Hiệp, mua đồ về làm quà cho bạn bè gia đình
10:00
– Ra bến tàu về lại Hội An.