1. Nên đi Hội An vào thời gian nào ?
Cả Hội An sẽ tắt điện vào ngày 14 hàng tháng (Ảnh –Rob Whitworth) |
Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, thỉnh thoảng tùy vào thời tiết từng năm có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài
- Thời điểm lý tưởng nhất đến Hội An là vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, thời tiết lúc này hầu như không mưa và khá dễ chịu
- Đi Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ.Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố
2. Phương tiện đi và tới Hội An
Thành phố Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30km, từ đây có 2 hướng để đến được Hội An, Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện. Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km. Từ Hà Nội và Sài Gòn các bạn có thể lựa chọn các nhà xe chất lượng cao đi Hội An, từ Đà Nẵng có thể thuê xe máy tự di chuyển tới Hội An hoặc thuê riêng một chuyến taxi để đi, nếu thuê taxi các bạn chú ý nên thống nhất giá cả với lái xe ngay từ đầu, không cần thiết sử dụng cách tính cước bấm đồng hồ.
Ảnh –The Travelbunny |
Là một thành phố xanh và cũng không quá rộng, du khách tới Hội An rất thích di chuyển và đi lại bằng xe đạp. Hình thức này vừa thân thiện với môi trường, vừa tốt cho sức khỏe lại vô cùng hấp dẫn.
3. Khách sạn nhà nghỉ tại Hội An
Là một thành phố thân thiện, homestay khá phổ biến ở Hội An. Ngoài ra với mạng lưới các khách sạn cao cấp cho tới các nhà nghỉ bình dân dày đặc, bạn không cần quá lo lắng về chỗ nghỉ khi tới với Hội An. Có điều nếu đi vào mùa cao điểm, các ngày lễ kỳ nghỉ dài các bạn vẫn nên chủ động đặt phòng trước để không quá bị động.
Khách sạn tốt nhất
Sunrise Hoi An Beach Resort
Giá phòng dao động trong khoảng từ 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ
Palm Garden Beach Resort & Spa
Giá phòng dao động trong khoảng từ 2.500.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ
Golden Sand Resort & Spa
Giá phòng dao động trong khoảng từ 4.000.000 VNĐ – 7.000.000 VNĐ
Victoria Hoi An Beach Resort & Spa
Giá phòng dao động trong khoảng từ 3.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ
Anantara Hoi An Resort
Giá phòng dao động trong khoảng từ 3.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ
Khách sạn phổ biến nhất
Hoi An Beach Resort
Giá phòng dao động trong khoảng từ 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ
Little Hoi An Boutique Hotel & Spa
Giá phòng dao động trong khoảng từ 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ
Hoi An Hotel
Giá phòng dao động trong khoảng từ 1.500.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ
Hoi An Glory Hotel & Spa
Giá phòng dao động trong khoảng từ 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ
River Beach Resort
Giá phòng dao động trong khoảng từ 1.500.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ
Nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ
- Nam Ngãi Guest House. 626 Hai Bà Trưng, Hội An. Liên hệ 0909.080836-0510.3861166
- 24 La Hội. Chỗ này các bạn Phượt hay ở. Số Điện thoại 0905892059 (chị Hương vợ anh Được). Giá phòng 300k/phòng
- Homestay rất phổ biến ở Hội An. Bạn có thể liên hệ nhà chị Châu ở số 09 Nguyễn Phuc Nguyên, đối diện khu nghỉ mát Vĩnh Hưng, gần khu chợ đêm. Gia đình có 05 phòng khép kín ở vị trí thuận lợi, tiện nghi đầy đủ như máy điều hoà, nước nóng lạnh, Tivi, còn có Wifi. Điện thoại chị Châu: 0510 3863381 hoặc Di động: 0932533977.
- Nhà khách Thành phố số 01 Nguyễn Huệ, gần khu phố cổ, chợ, quán ăn, số đt liên lạc 05103910828.
- Khách sạn Phương Đông ở 42 Bà Triệu. Giá 300k – 400k. Phòng đôi, có bồn tắm, giường có đệm Kimdan. Ks có bể bơi khá đẹp. Đặc biệt là free buffet buổi sáng tại nhà hàng ở trên tầng thượng có view rất đẹp. Bữa free này cũng khá chất lượng.
- Khách sạn 2 sao An Hội – 69 Nguyễn Phúc Chu (có bể bơi), Tel: 84.5103911888, khách sạn này thực tế cũng đã xuống cấp nhiều rồi, các phòng ở tầng 3 có vẻ tốt hơn. Đánh giá chung là ở tạm được, các gia đình đi dạng bình dân có thể ở đây, chiều có thể cho các cháu tắm ở bể bơi (tuy hơi bé). Đây cũng là các phòng loại deluxe, giá 450.000 đ / đôi, phòng rẻ hơn thì cũ hơn giá từ 250.000 – 350.000 đ / phòng đôi. Khách sạn này trừ dịp lễ ra thì cũng không cần đặt trước, nhưng gọi điện trước vẫn hơn.
- Golden Sand Resort dành cho những bạn nghỉ deluxe.
- Khách sạn Green Fieldvới giá chưa tới 500k, khách sạn có đầy đủ tiện nghi như hồ bơi đẹp, phòng ốc thì sạch sẽ, rộng rãi, nhân viên thì nhiệt tình, nhược điểm là nằm ở phố 423 Cửa Đại (cách trung tâm khoảng 3km).
4. Các địa điểm du lịch tại Hội An
Phố cổ Hội An
Hoàng hôn phố cổ (Ảnh –Xversion1) |
Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay, đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không có phần hiên. Nằm sâu về phía thành phố, tiếp theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con đường mới được xây dựng thêm vào khoảng thời gian sau này. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông.
Đường Trần Phú (Ảnh –longbachnguyen) |
Hệ thống các nhà cổ
Tranh – Nguyễn Tấn Hiền |
Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này.
Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú, Hội An)
Nhà cổ Quân Thắng (Ảnh –Gary Lee Todd, Ph.D) |
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Một trong những ngôi nhà đẹp nhất ở Hội An (Ảnh –colognaby) |
Nhà cổ Tấn Ký (101 Nguyễn Thái Học, Hội An)
Nhà cổ Tấn Ký (Ảnh –Andy Leong) |
Được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, ngôi nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An (Quảng Nam) mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đến nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng các vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Hoa – Nhật – Việt rất phổ biến trong giai đoạn sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn.
Ảnh –Charlie |
Ảnh –Mark Turner |
Đôi câu đối trên bức hoành phi tại ngôi nhà cổ gần như vẫn giữ được nguyên vẹn.
Bích xích thùy dương thiên lý vũ
Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư
Tạm dịch:
Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm
Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách
Nhà cổ Phùng Hưng (Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An)
Ảnh –Maurice Albray |
Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng cách đây hơn 100 năm trong thời kỳ phát triển của đô thị Hội An. Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là người Việt buôn bán phát đạt và giao lưu rộng rãi. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng có nghĩa là Hưng Thịnh với mong muốn gia đình luôn làm ăn phát đạt. Xưa kia đây là tiệm bán các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối, các mặt hàng lụa tơ tằm, đồ sứ, thủy tinh…chủ nhân hiện nay là con cháu thuộc thế hệ thứ 8 vẫn còn sống và bảo quản nhà cổ. Đây là một trong những mẫu nhà đẹp nhất của kiến trúc cổ Hội An.
Hệ thống cửa dễ dàng tháo rời ra (Ảnh –David OMalley) |
Nhà cổ Đức An (129 Trần Phú, Hội An)
Nhà cổ Đức An (Ảnh – laimythanh) |
Nhà cổ Đức An một ngôi nhà đã 180 năm tuổi mà ở đó những nét cổ kính, trầm mặc vẫn đang hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình khiến người ta cảm nhận rõ hơn cái sự trôi chậm của thời gian. Từ những đồ vật rất đỗi giản dị trong ngôi nhà như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút… đến những bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình cũng đã ngót nghét hàng trăm năm.
Ảnh –Hi Naka |
Lịch sử nhà cổ Đức An với sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc hòa vào việc buôn bán tấp nập của cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực.
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên (80 Nguyễn Thái Học, Hội An)
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên (Ảnh –baidanbi) |
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên, nằm trên đường Nguyễn Thái Học. Nơi đây được nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi như một bảo tàng cổ vật vô giá- luôn mở rộng cửa cho du khách đến xem. Hiện vật cổ bày la liệt mà không có vẻ được bảo vệ, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra chuyện mất mát.
Ảnh -sccart |
Ngôi nhà này được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19. Tổ tiên của chủ nhà này là một thương nhân người Hoa. Đặc biệt, bên trong ngôi nhà bài trí rất nhiều cổ vật Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản có nhiều niên đại khác nhau.
Nhà thờ cổ tộc Trần (21 Lê Lợi, Hội An)
Nhà thờ cổ họ Trần (Ảnh –gianni filippini) |
Nằm trong khu vườn rộng 1.500 m2 được bao bọc bằng bờ tường cao cùng cây cối xanh tươi và chịu ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Á Đông mang phong cách Nhật Bản, Trung Hoa, ngôi nhà chia làm 2 phần: phần chính để thờ cúng và phần phụ bên cạnh để vị trưởng tộc cũng như khách ở. Giữa gian phòng khách và gian thờ cúng có một ngạch cửa dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Hằng năm, vào một ngày định kỳ, tất cả bà con trong dòng họ đều tụ tập lại cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên.
Hệ thống các hội quán
Hội quán Phúc Kiến
Hội quản Phúc Kiến (Ảnh – atsjebosma) |
Sử Trung Hoa kể rằng, vào thế kỷ XVII, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nỗi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lêntàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập ở đây làng Minh Hương, đó là những người dến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Haka hay còn gọi là Hẹ. Vì người Hoa cũng như người Việt sống mang tính cộng đồng rất cao, để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.
Ảnh –TravelPict |
Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Trước kia Hội quán được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến năm 1757 đã được xây lại bằng gạch và mái gói. So với các Hội quán khách ở Hội An như Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam … thì Phúc Kiến có không gian rộng và sâu nhất
Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu (Ảnh –Alex) |
Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa Âm Bổn, tọa lạc tại 157 Nguyễn Duy Hiệu. Hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An. Hội quán thờ các vị thần chế ngự sóng gió, qua đó cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Hội quán là một công trình kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông (Ảnh –Linda DV) |
Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hiện nay hội quán còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc… Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) và vía Quan Công (24/6 âm lịch), hội quán lại tổ chức lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.