Kinh nghiệm du lịch Huế

Tác giả: Đi Đâu Chơi Gì
Đăng ngày: 05/11/2018
Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Huế là một thành phố rất yên bình, vẻ đẹp của Huế từ lâu đã khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Kinh nghiệm du lịch Huế sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích khi tới đây.

Đến Huế bằng phương tiện gì?

Huế cách Hà Nội khoảng 825km, và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1103 km. Từ Hà Nội, Sài Gòn muốn đến Huế bạn có thể đi bằng các phương tiện như: máy bay, tàu hỏa, xe khách…

Xe khách

Xe khách chiều Hà Nội – Huế chạy liên tục trong ngày

Bảng giá vé xe khách chiều Hà Nội – Huế

Xe khách chiều Sài Gòn – Huế chạy liên tục trong ngày, giá vé từ 375.000đ – 630.000đ, với thời gian chạy từ 12h30 – 24h25.

Bảng giá vé chiều Sài Gòn – Huế

Máy bay

Vé máy bay từ Hà Nội – Huế hiện nay chỉ có máy bay của hãng Vietnamairlines, giá vé từ 650.000đ/ 1 chiều. Chiều Sài Gòn – Huế hiện nay có 3 hãng máy bay phục vụ là Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar, với giá vé từ 550.000đ/ 1 chiều.

Tàu hỏa

Di chuyển trong Huế?

Địa điểm du lịch ở Huế ?

Để tiện di chuyển và thăm quan, mình sẽ giới thiệu với các bạn những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế theo địa điểm: trong thành phố Huế, gần thành phố Huế, và xa thành phố Huế.

Trong thành phố Huế

– Đại Nội Huế

Đại Nội là địa điểm mà bất cứ ai đến với Huế cũng đều tới tham quan. Đại Nội Huế ngày nay thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế.

Đại Nội chính là nơi sinh hoạt của 13 đời vua nhà Nguyễn bắt đầu từ vua Gia Long đến khi vua Bảo Đại thoái vị (tháng 8/1945). Hoàng thành và hệ thống cung điện bên trọng là nơi trọng yếu, được phân bố theo nguyên tắc tả nam hữu nữ và tả văn hữu võ. Hoàng thành được xây dựng từ năm 1804, có 4 cửa: Ngọ Môn ( phía Nam), Hiển Nhơn ( phía Đông), Chương Đức (phía Tây), và Hòa Bình (phía Bắc). Bên trong Hoàng Thành Huế bao gồm các khu vực: khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ (phía trước hai bên trục dọc của Hoàng Thành), khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (cung Trường Sanh, cung Diên Thọ, điện Phung Tiên), khu vực dành cho hoàng tử học tập và giải trí (vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn,..), phủ Nội Vụ.

Đại nội Huế

Ngoài Hoàng Thành, Tử Cấm Thành cũng là khu vực quan trọng của Đại Nội. Tử Cấm Thành nằm trên trục Bắc – Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, là một vòng tường cao khoảng 3,5m bao quanh các khu vực như: khu vực vua tổ chức lễ Thường triều (điện Cần Chánh), khu vực ở của vua (điện Càn Thành), chỗ ở của Hoàng Quý Phi (cung Khôn Thái), Lầu Kiến Trung, nhà đọc sách, nhà hát hoàng cung,…

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hiện nay những công trình kiến trúc đồ sộ ở Đại Nội chỉ còn lại chưa bằng một nửa con số ban đầu, tuy nhiên nó vẫn mang trong mình nét uy nghi của triều đình nhà Nguyễn. Nếu muốn khám phá hết Đại Nội bạn nên dành ra khoảng 1 buổi hoặc 1 ngày.

Một số lưu ý khi thăm quan Đại Nội:

– Bảo tàng Cô vật cung đình Huế

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế được thành lập từ năm 1923, với tên Musee’s Khải Định. Sau đó bảo tàng đã được đổi tên rất nhiều lần:

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Bảo tàng này vốn là địa Long An, được xây dựng từ năm 1845 ở bờ Bắc Ngự Hà. Đây là nơi lưu giữ và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật, đồ dùng sinh hoạt, lễ nghi, tín ngưỡng và quốc phòng của nhà vua, hoàng gia và triều đình nhà Nguyễn, ngoài ra còn có những hiện vật từ các nước Chămpa, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Anh,…

– Dạo chơi trên sông Hương

Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy vào lòng Cố Đô Huế. Sông chảy ngang qua các lăng vua, Đại Nội và nhiều vùng miền khác, rồi đổ ra phá Tam Giang. Sông Hương yên bình, ngồi trên thuyền ngắm cảnh sông Hương còn yên bình hơn nữa. Để cảm nhận được hết cái đẹp của dòng sông này, bạn có thể đi thuyền dạo sông Hương lúc sáng sớm, hoặc đêm chèo thuyền nghe nhã nhạc cung đình Huế. Ngoài ra, nếu thích bạn có thể chọn thuyền làm phương tiện di chuyển khi đi thăm các nơi trong cố đô Huế.

Bảng: Giá dịch vụ đi thuyền ngắm cảnh sông Hương

Khu vực gần thành phố Huế

– Hệ thống lăng tẩm ở Huế

Tuy Triều nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua nhưng hiện nay chỉ còn lại 7 khu lăng tẩm: Lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định; và mỗi lăng có có một phong cách nghệ thuật khác nhau.

Lăng Minh Mạng

Một số lưu ý khi đi thăm các lăng tẩm ở Huế

– Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén hiện tọa lạc trên núi Ngọc Trản, làng Ngọc Hồi, phường Hương Hồi, thị xã Hương Trà. Điện là nơi thờ nữ thần PoNagar (nữ thần mẹ xứ sở của người Chăm), để ký âm cho danh từ PoNagar các nhà nho sĩ xưa đã gọi thành Thiên Y A Na. Điện Hòn Chén không chỉ thu hút bởi là công trình tâm linh, tôn giáo mà còn vì chính kiến trúc của điện với sông hồ, làng mạc, núi non nơi đây. Hàng năm, Điện Hòn Chén sẽ tổ chức lễ hội 2 lần vào tháng 3 và tháng 7.

– Chùa Thiên Mụ

Ngôi chùa cổ này hiện nằm bên tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Chùa được xây dựng từ năm 1601, dưới thời chúa Nguyễn. Trong chùa hiện còn lưu giữ 2 chiếc chuông, trong đó 1 chiếc chuông không bao giờ đánh và một chiếc chuông đánh hàng ngày. Chuông ở đây đánh 2 lần mỗi ngày: lúc 3h30 và 19h30, mỗi lần đánh 108 tiếng chuông (trong 60 phút).

Chùa Thiên Mụ

Ngôi chùa này gắn liền với giai thoại: nếu trai gái yêu nhau mà lên chùa này thì sẽ bị chia lìa, không đến được với nhau. Tuy nhiên, không ai kiểm chứng được độ chính xác của lời nguyền này.

– Núi Ngự Bình

Núi này còn có tên là núi Ngự, cao khoảng 103m, nằm ở bờ phải sông Hương, cách thành phố Huế khoảng 4km. Núi có dạng hình thang, địa hình bằng phẳng, tạo thành thế bình phong che chở cho kinh thành Huế. Từ thời vua Gia Long, tất cả các quan lại đều phải trồng ở đây một cây thông, và núi Ngự Bình đã trở thành một rừng thông vi vu. “Sông Hương – núi Ngự” từ lâu đã trở thành biểu tượng của Huế, là sự hòa quyện giữa sông và núi.

– Đồi Vọng Cảnh

Đồi Vọng Cảnh nằm bên bờ sông Hương, trách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. Đồi này nổi tiếng vì khi đứng tại đồi bạn có thể quan sát được phong cảnh của thành phố Huế, và các khu lăng tẩm của nhà Nguyễn.

Khu vựa xa thành phố Huế

– Núi Bạch Mã

Núi Bạch Mã nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, núi cách Huế 40 km về phía Nam. Núi Bạch Mã cao chừng 1450m, trên núi có nhiều biệt thự. Lên núi bạn có thể tham quan:

Khí hậu ở núi Bạch Mã luôn thấp hơn từ 7-10 độ so với những vùng lân cận, để lên được núi Bạch Mã bạn sẽ phải đi xe hơi (loại dưới 24 chỗ) hoặc là đi bộ (xe máy bị cấm đi lên đây). Đường đi từ chân núi lên khá nhỏ hẹp, dài chừng 20 km.

– Biển Lăng Cô

Biển Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Vịnh của bãi biển này đã được bình chọn là vịnh đẹp nhất thế giới (do Worldbays bình chọn năm 2009). Vịnh này cách thành phố Huế chừng 70 km. Nếu tới thăm Huế vào các tháng từ tháng 4 – tháng 7, bạn có thể tới thăm vịnh Lăng Cô, bởi đây là thời điểm đẹp nhất để tới đây du lịch (tháng 8 – tháng 11 thường có mưa, bãi biển có thể bị đục, còn từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau thì biển khá lạnh). Bãi biển ở đây nổi tiếng với bãi cát đẹp, nước biển trong xanh, được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Biển Lăng Cô

– Biển Thuận An

Biển này nằm cạnh cửa biển Thuận An, là nơi sông Hưởng đổ ra phá Tam Giang. Biển cách thành phố Huế khoảng 15 km. Biển ở đây cũng nổi tiếng với nước trong xanh, bờ cát trắng mịn trải dài, từ tháng 4 – tháng 9 bãi biển luôn tấp nập người đi tắm biển.

– Biển Cảnh Dương

Biển này thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 60 km. Bãi biển này nổi tiếng với nhiều cảnh vật hấp dẫn, bờ cát trắng mịn trải dài, nước biển trong xanh, rất đẹp.

Biển Cảnh Dương

– Suối nước nóng Thanh Tân

Địa chỉ: xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Suối nước nóng này đã trở thành nơi nghỉ dưỡng hết sức lý tưởng, ở đầu nguồn của sối, nước khoáng nóng tới 68 độ, và có thể luộc chín trứng gà.

Nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ ở Huế?

Ăn gì ở Huế?

Tới Huế bạn nên thưởng thức một số món ăn đặc sản ở Huế, dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

Mua gì về làm quà Huế?

Huế có rất nhiều quà tặng, đặc sản để bạn có thể làm quà.

Trên đây là kinh nghiệm du lịch Huế của mình, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến chinh phục mảnh đất mộng mơ, giàu tình người này.

Exit mobile version