Kinh nghiệm du lịch Sapa

Tác giả: Đi Đâu Chơi Gì
Đăng ngày: 05/11/2018
Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Sapa nổi tiếng có bốn mùa trong một ngày, kinh nghiệm du lịch Sapa sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần phải lưu ý nhất khi tới đây du lịch.

Bên đèo Ô Quy Hồ

Đi lên Sapa bằng phương tiện nào?

Xe khách

Thường các xe chạy từ Hà Nội lên Sapa thường chạy chuyến đêm, lên đến thị trấn Sapa vào khoảng hơn 12 giờ đêm. Nếu bạn muốn lên tới Sapa đang là ban ngày thì bạn có thể đi các chuyến Sapa Express đến Sapa lúc 12h30 (xuất phát lúc 7h), xe Thiên Hà tới Sapa lúc 5h30 (xuất phát lúc 22h đêm hôm trước), xe Sao Việt tới Sapa lúc 6h45 (xuất phát lúc 22h30 hôm trước).

Bảng: Giá vé xe khách giường nằm Hà Nội – Sapa

Tàu hỏa

Từ Hà Nội tới Sapa bạn có thể đi tàu chuyến Hà Nội – Lào Cai, sau đó bắt xe khách hoặc taxi đi lên Sapa.

Chiều Hà Nội – Lào Cai, một ngày có các chuyến:

Trong đó tàu SP5 chỉ chạy tăng cường vào dịp cao điểm, lễ tết; tàu LC 1 đang tạm dừng.

Giá vé tàu Hà Nội – Lào Cai rẻ nhất là 121.000đ/ 1 vé (ghế ngồi cứng không điều hòa, tàu LC3), và đắt nhất là 449.000đ/ 1 vé (giường nằm điều hòa tàu SP1, SP3, SP7). (giá và giờ tàu chạy cập nhật tháng 4/2015). Tàu từ Hà Nội lên Lào Cai nào cũng có các chế độ ghế ngồi, giường nằm như nhau nhưng vé sẽ khác nhau vé tàu SP1, SP3, SP7 bằng nhau cho tất cả các vị trí, và là tàu có vé đắt nhất, tàu LC3 có giá rẻ nhất.

Chiều Lào Cai – Hà Nội: hiện có 5 chuyến tàu trong 1 ngày:

Giá tàu Lào Cai – Hà Nội: rẻ nhất là 121.000đ/ 1 vé (ghế ngồi cứng không điều hòa, tàu LC4), và đắt nhất là 515.000đ/ 1 vé (giường mềm nằm điều hòa tàu SE6).Tàu từ Lào Cai về Hà Nội nào cũng có các chế độ ghế ngồi, giường nằm như nhau nhưng vé sẽ khác nhau vé tàu SP2, SP4, SP8 bằng nhau cho tất cả các vị trí, vé tàu LC4 là rẻ nhất, SP6 là đắt nhất.

Đi bằng xe máy, hay ô tô tự lái

Hai lịch trình đầu là hướng đi lên qua Lào Cai, còn lịch trình 3 tuy dài nhưng sẽ đi qua Đèo Ô Quy Hồ, Thác Tình Yêu, Thác Bạc.

Một số lưu ý khi chọn phương tiện đi:

Phương tiện đi lại tại Sapa?

Các địa điểm du lịch tại Sapa cách khá xa nhau, nên để tiện du lịch thì bạn nên thuê một chiếc xe máy, đi xe taxi, xe ôm.

Địa điểm du lịch Sapa?

Nhà thờ đá Sapa

Nhà thờ đá này được người Pháp xây dựng năm 1895, phía sau của nhà thờ là núi Hàm Rồng. Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gotic La Mã, các ô cửa kính tái hiện lại cuộc đời của đức Chúa. Tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ được gắn kết bằng cát, vôi và mật mía. Nhà thờ rộng hơn 500m2, chuông cao 1,5m, tiếng chuông kêu vang trong bán kính 1 km. Nhà thờ đá Sapa mờ ảo trong sương mờ từ lâu đã trở thành biểu tượng của Sapa.

Nhà thờ đá Sapa

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng nằm sát trung tâm thị trấn Sapa, nơi đây được quy hoạch thành khu du lịch từ năm 1996. Vừa lên cái dốc bạn sẽ thấy chố bán vé bên tay trái, bạn mua vé (70.000đ) để được vào, trên dốc đi lên có bán nhiều đồ lưu niệm, thổ cẩm. Khi qua cửa soát vé bạn bắt đầu leo núi, trên đường bạn sẽ bắt gặp rât nhiều loại hoa. Núi có đuôi từ cổng trời, giáp xã Hầu Thào và SaPa, đầu ở trung tâm thị trấn Sapa. Muốn lên được đỉnh núi Hàm Rồng SaPa thì bạn phải đi qua cổng trời 1, cổng trời 2; trên đỉnh núi có nhiều cảnh quan đẹp, núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt quan sát được cả thị trấn Sapa.

Từ trên núi Hàm Rồng nhìn xuống

Bản Cát Cát

Địa chỉ: sã San Sả Hồ, huyện Sapa.

Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa chừng 2km, bạn có thể bắt xe ôm đi từ thành phố xuống, hoặc bạn có thể thuê xe máy để đi (đi xe ôm thường bị chém 50.000đ – 60.000đ nếu bạn không biết trả giá), ngoài ra, bạn cũng có thể đi bộ nhưng hơi xa đó. Bản là nơi sinh sống của người dân tộc Mông, để được vào bản bạn phải mua xe tham quan (40.000đ/ 1 vé), sau khi mua vé xong bạn sẽ được phát miễn phí bản đồ du lịch bản. Kiến trúc các nhà ở còn giữ nhiều nét cổ, những ngôi nhà 3 gian lợp ván gỗ pơmu, cửa chính của nhà chỉ mở ra khi có việc lớn. Nơi đây còn lưu giữ nhiều phong tục độc đáo, ở đây cũng có nhiều đồ ăn đặc biệt như: rượi ngô, thắng cố, nhái nấu măng, tiết canh gà,..Trong bản Cát Cát có 2 chỗ chính để đi đó là bản và nhà máy thủy điện được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong bản có nhiều chỗ bán đồ thổ cẩm, giá cũng không quá đắt, khi mua mặc cả xuống 30.000đ – 40.000đ là mua được rồi. Trong bản còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật.

Bản Cát Cát

Bản Tả Phìn

Bản nằm cách thị trấn Sapa chừng 12km, đây là nơi sinh sống của dân tộc Dao đỏ và H’mông. Sản phẩm nổi tiếng đặc trưng của bản là các sản phẩm dệt thổ cẩm, với đủ kiểu dáng, mẫu mã: ba lô, túi du lịch, khăn, ví đựng tiền, áo choàng,…Thổ cẩm Tả Phìn hiện đã xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Pháp, Đan Mạch,…Ngoài ra, ở đây còn có dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao đỏ, giúp lưu thông khí huyết, xoa tan mệt mỏi.

Bản Tả Phìn

Bản này có dịch vụ Homestay, tức là bạn sẽ ăn, ngủ, làm việc cùng gia đình người dân tộc. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý phong tục trước khi thử dịch vụ này.

Thác Bạc, đèo Ô Quy Hồ

Địa chỉ: sãn Sàn Sả Hồ, huyện Sapa.

Thác Bạc nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 12km, thác nằm cạnh quốc lộ 4D, nếu bạn đi theo hướng từ Lai Châu lên Sapa thì bạn sẽ đi qua thác này. Thác là thượng nguồn suối Mường Hoa, ở dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Vào những hôm trời quang, đứng từ đỉnh núi Hàm Rồng sẽ thấy thác Bạc trắng xóa, nổi bật trên nền núi xanh.

Đèo Ô Quy Hồ là một trong những đoạn đèo hiểm trở và hùng vĩ nhất nước ta, đèo có chiều dài lên tới 50km, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đèo được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đây cũng là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng bông tuyết, băng đá vào những ngày đông nhiệt độ xuống thấp.

Đèo Ô Quy Hồ

Mây bồng bềnh trên đèo Ô Quy Hồ vào sáng sớm

Dưới chân đèo Ô Quy Hồ là vực sâu, nơi có con sông Nho Quế

Thác tình yêu, trạm Tôn

Thác tình yêu nằm gần ngay cổng trời Trạm Tôn (thuộc xã San Sả Hồ) cách thị trấn SaPa chừng 4km. Để lên được tới thác, bạn sẽ phải đi qua đoạn đường đất đỏ, bên đường thấp thoáng hoa đỗ quyên, đi hết đoạn đường rừng này là đến suối Vàng, men theo bờ suối tầm 500m nữa thì đến chân thác. Thác có độ cao tương đối gần 100m, nằm ở độ cao 1800m so với mực nước biển.

Từ Thác Tình Yêu, rẽ qua bên trái đi qua rừng thảo quả (khoảng 15 phút) là lối đi lên đỉnh Phăng- xi – păng. Ở Sapa trời tối rất nhanh nên chừng 16h bạn đã phải rời khỏi thác, đặc biệt trời nhiều sương thì bạn phải rời thác sớm hơn.

Leo Đỉnh núi Fansipan

Đỉnh Fansipan ở độ cao 3.143m, từ lâu đã được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Hiện nay có 3 cách để lên đỉnh núi: cách 1 là xuất phát từ bản Cát Cát (37km); cách 2 xuất phát từ bản Sín Chải (cách này là cách dốc nhất), và ngắn nhất là cách xuất phát từ trạm Tôn (16km). Mỗi cung đường có đặc điểm khác nhau: cung đường xuất phát từ bản Cát Cát thì dài nhất, xuất phát từ bản Sín Chải thì dốc nhất, còn xuất phát từ Trạm Tôn là ngắn nhất nhưng lại ít cảnh đẹp hơn, thường thì mọi người hay chọn cách xuất phát từ Trạm Tôn, nếu đi nhanh có thể chỉ mất 1 ngày, chậm thì 2 ngày 1 đêm.

Một số lưu ý khi bạn quyết tâm chinh phục nóc nhà Đông Dương:

Đỉnh núi Fansipan

Chuẩn bị hành trang leo núi:

Một số chú ý khác: Sóng điện thoại ở đây khá yếu, nhiều điểm không có sóng, nên trước khi đi bạn có thể qui định tín hiệu liên lạc: như điểm dừng chờ nhau; dùng còi, bộ đàm, đèn, pháo bông, đánh dấu đường. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo túi linong để đựng điện thoại, máy ảnh vì thời tiết ở đây khá ẩm, dễ mưa.

Một số điều tối kị khi vào thăm bản ở Sapa

Theo kinh nghiệm du lịch Sapa của mình thì ở đây có rất nhiều điều cấm kị, tuy nhiên những điều này đối với người dưới xuôi là bình thường. Do đó, bạn nên biết trước những điều này để đề phòng:

Nhà nghỉ giá rẻ ở Sapa?

Bạn có thể tham khảo các nhà nghỉ sau:

Ăn gì ở Sapa?

Các món ăn đặc trưng của Sapa:

Một số lưu ý khi ăn đồ ăn ở Sapa:

Mua gì làm quà du lịch Sapa?

Bạn có thể tham khảo một số đặc sản của Sapa để làm quà như :

Trên đây là kinh nghiệm du lịch Sapa của mình, hi vọng sẽ giúp bạn có chuyến du lịch hữu ích nhất và tiết kiệm nhất.

Exit mobile version