Kinh nghiệm du lịch tham quan Vườn quốc gia Ba Vì
Với diện tích hơn 11.460ha, nằm trên địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội), Vườn Quốc gia Ba Vì là địa điểm không thể bỏ qua đối với những du khách ưa khám phá, mạo hiểm. Tham khảo kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Ba vì dưới đây để có thông tin đầy đủ cho chuyến đi của bạn nhé
Cây xanh Vườn quốc gia Ba Vì. Ảnh: Khánh Linh
Điều đầu tiên trước khi bước vào khu du lịch mà những người đi phượt phải làm là đổ xăng. Vì đường đèo núi rất dốc và quanh co, ngốn xăng. Đến chân núi ba vì thì có 3 sự lựa chọn. Rẽ phải đi hồ Tiên Sa 3km, Ở giữa là cổng vườn quốc gia Ba Vì, rẽ trái là đi Thiên Sơn Suối Ngà 5km.
Hồ Tiên Sa nhìn từ trên sườn núi Ba Vì xuống thì rất đẹp, tuy nhiên lúc đến tận nơi thì cũng hết sức bình thường. Giá vé vào cửa khu du lịch sinh thái này là 50k.
Thiên Sơn Suối Ngà rất thích hợp để đi chụp ảnh, bơi lội vì có rất nhiều góc máy đẹp, hồ bơi, công trình nhân tạo. Tuy nhiên giá vào cửa là 150k/người lớn. Trả tiền vé thì du khách được thỏa sức tham quan 3 khu du lịch rất đẹp, đẹp nhất là khu Trung Sơn, đi lại giữa các khu bằng xe máy là tiện nhất. Hình thức vui chơi chủ yếu ở đây là ăn uống, bơi lội, đi dạo, chụp ảnh.
Trái lại với giá vé đắt đỏ của Thiên Sơn Suối Ngà, vé vào vườn quốc gia ba vì chỉ là 40k/người, giảm giá còn 20k nếu có thẻ sinh viên. Có khoảng 7 – 8 điểm tham quan rất thú vị được vẽ sơ đồ chi tiết ngay ngoài cổng. Tốt nhất là nên chụp ảnh lại để giở ra xem khi cần thiết.
Khung cảnh khi đi xe máy ở đây rất nên thơ. Giới trẻ có phần thích thú với địa điểm Nhà Thờ Cổ vì lên ảnh rất đẹp.
Một góc nhà thờ đổ Ba Vì. Ảnh: Khánh Linh
Bảng giá dịch vụ
Giá vé vào tham quanVườn quốc gia Ba Vì
Áp dụng từ ngày 01/01/2015 – 31/12/2015
– Vé người lớn: 40.000đ/vé
– Vé dành cho Học sinh, sinh viên, trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật: 20.000đ/vé.
– Vé gửi ô tô dưới 10 chỗ: 20.000đ/xe
– Vé gửi ô tô trên 10 chỗ: 25.000đ/xe
– Vé gửi xe máy: 3.000đ/chiếc/điểm.
– Vé chụp ảnh dịch vụ: 600.000đ.
– Phí thuê HDV: 300.000 – 500.000đ/1 HDV.
Điều kiện để được miễn giảm:
– Đối với Sinh viên phải có giấy giới thiệu của nhà trường hoặc thẻ sinh viên.
– Đối với người cao tuổi phải có giấy giới thiệu của Hội người cao tuổi ở địa phương, hoặc thẻ Hội viên.
Giá một số dịch vụ tại VQG Ba Vì:
Giá nhà nghỉ:700.000đ/phòng
– Nhà sàn dành cho sinh viên: 1.500.000 – 2.000.000đ/nhà.
Lửa trại:Từ 1.000.000 – 1.500.000đ
Lều trại:150.000 – 200.000đ/lều 4 người.
Loa đài, ánh sáng:Từ 1.000.000 – 1.500.000đ
Hội trường:Từ 2.000.000 – 4.000.000đ/ngày
Dịch vụ xe trung chuyển: 70.000đ/người/khứ hồi.
Tổng hợp kinh nghiệm tham quan
1. Đường đi Ba Vì
a. Xuất phát từ đầu đường Láng Hoà Lạc ( phía Hà Nội cũ ):
– Đi theo đường Láng Hoà Lạc khoảng 30km đến ngã tư giao nhau với đường Cu Ba;
– Rẽ phải đi tiếp 15km đến ngã tư Viện 105 ( bên phải là Viện quân Y 105, bên trái là Cây Xăng );
– Rẽ trái đi tiếp 9km đến ngã ba Tản Lĩnh ( có biển chỉ dẫn);
– Rẽ trái đi tiêpd 3,5km đến ngã 5 hình sao, phía trước bên tay phải là Trạm bán vé thăm quan Rừng Quốc Gia Ba Vì.
b. Xuất phát từ Cầu Giấy ( phía Hà Nội cũ ):
– Đi theo đường Quốc Lộ 32 khoảng 37 km đến ngã tư Bến xe Sơn Tây ( bên tay phải là Cây xăng vàn Nghĩa trang liệt Sỹ );
– Rẽ trái đi tiếp 3,5km đến ngã tư Viện 105 ( bên trái là Viện quân Y 105);
– Đi thẳng tiếp 9km nữa đến ngã ba Tản Lĩnh ( có biển chỉ dẫn);
– Rẽ trái đi tiếp 3,5km đến ngã 5 hình sao, phía trước bên tay phải là Trạm bán vé thăm quan Rừng Quốc Gia Ba Vì.
2. Bắt đầu thăm quan Rừng Quốc Gia Ba Vì
– Vé tham quan: Tham khảoGiá vé vào tham quan Vườn quốc gia Ba Vì
– Đi xe máy: cần bơm đủ hơi, đổ đủ xăng, kiểm tra lại còi và 2 phanh xe, mũ bảo hiểm đầy đủ.
– Đi ô tô: hãy mở kính để cảm nhận không khí trong lành và nghe tiếng còi của các xe bạn.
– Quân tư trang: do khu vực đền Thượng, đền Bác Hồ nhiệt độ thấp hơn chân núi khoảng 8 độ, các bạn mang trang phục cho phù hợp; Giày: giày vải đế thấp; Mũ: mũ vải mềm; Túi đựng quân tư trang; Túi đựng rác cá nhân.
– Lương thực: chủ động, tự túc mang đủ dùng.
– Lưu ý: vì là Rừng “cấm”. Vì vậy cấm: dừng lửa, hút thuốc, xả rác, hái hoa, bẻ cành ( phạt đó ).
– Bãi gửi xe độ cao 1200m có bán nước, đồ lưu niệm và cây giống 1 số loài quý hiếm: Bách xanh…..
3. Tham quan Đền Thượng:
– Nơi thờ phụng Thánh Tản Viên, phía trên là đỉnh Mẫu.
– Đi theo bậc đá được xây vuông vắn, với độ cao khoảng 120m.
– Có 2 điểm dừng chân có ghế ngồi, có thùng rác.
4. Tham quan đền Bác Hồ
– Nơi tưởng niệm Bác Hồ.
– Đi theo bậc đá được xây vuông vắn, với độ cao khoảng 200m.
– Có 2 điểm dừng chân.
– Có 2 sân để cho khách tham qua nghỉ ngơi, tập luyện, với sức chứa khoảng 300 người.
– Có bán đồ lưu niệm về Bác Hồ.
5. Thông tin liên lạc
– Mobiphone: không có sóng
– Viettel: có sóng dùng tạm
– Vinaphone: sóng tốt, đảm bảo chất lượng.
6. Dịch vụ y tế
– Chưa thấy có
Khánh Linh (Tổng hợp)