Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Tác giả: Đi Đâu Chơi Gì
Đăng ngày: 02/11/2018
Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Các địa điểm du lịch ở Thanh Hóa bao gồm: du lịch biển, du lịch các địa danh văn hóa, lịch sử và du lịch các vườn quốc gia. Sau đây mình sẽ trình bày kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa bằng cách trình bày cụ thể ở từng địa điểm du lịch.

Du lịch biển Sầm Sơn

Biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 17km. Sầm Sơn đã và đang trở thành điểm đến của nhiều du khách miền Bắc. Tuy nhiên ở đây còn tồn tại nhiều tệ nạn, chặt chém khách. Cùng theo dõi một số kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn của mình để bạn và gia đình có chuyến du lịch an toàn, tránh các mánh khóe và tiết kiệm nhé.

Hướng dẫn đường đi

Để tới biển Sầm Sơn, bạn có thể đi xe khách hoặc xe bus về thành phố Thanh Hóa sau đó đi xe ôm, taxi hoặc đi xe bus ra biển Sầm Sơn.

Tàu hỏa: Đi từ Hà Nội ra Thanh Hóa, bạn có thể đi bằng tàu hỏa, mỗi ngày sẽ có 5 chuyến tàu xuất phát chạy về Thanh Hóa:

Giá vé tàu từ 66.000đ (ghế ngồi cứng không điều hòa ở tàu TN1) đến 224.000đ (giường mềm điều hòa tầng 1 tàu SE3). Sau khi đi tàu xong, bạn có thể ở luôn ga Thanh Hóa để bắt xe bus 01 để ra Sầm Sơn.

– Xe khách: hiện nay có rất nhiều nhà xe chạy về thành phố Thanh Hóa, bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát bắt xe, xe chạy liên tục trong ngày.

Với những bạn đi xe khách hoặc tàu về thành phố Thanh Hóa có thể đi xe bus ra Sầm Sơn : xe số 01, thời gian hoạt động từ 5h – 21h, 15 phút sẽ có 1 chuyến, ga Thanh Hóa chính là điểm đầu xe bus 01 do đó nếu đi xe khách về Thanh Hóa thì bạn hỏi ra ga Thanh Hóa để bắt xe bus 01.

Tiện hơn nữa là bạn bắt thẳng xe về Sầm Sơn.

Bảng: Giá vé các xe chạy Hà Nội – Sầm Sơn

Trong các xe trên chỉ có xe Tuân Yến là xe ghế ngồi 45 chỗ, còn 2 xe còn lại đều là giường nằm 40 chỗ.

Các địa điểm du lịch ở Sầm Sơn chủ yếu gắn liền với biển, dưới đây là những địa điểm bạn không nên bỏ qua khi tới đây:

Bãi biển Sầm Sơn được chia thành các bãi A, B, C, D; các bãi này nằm dọc trên đường Hồ Xuân Hương. Bạn có thể tới các bãi này để tắm biển, lưu ý là biển ở đây lên xuống theo thủy triều nên bạn cần hỏi lễ tân ở khách sạn hay người dân ở đây để chắc chắn thời gian xuống tắm biển cho hợp lý.

Biển Sầm Sơn vào ngày hè

– Hòn Trống – Mái: 2 hòn này ở trên núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn (cạnh bãi A), hai hòn trống – mái tượng trưng cho tình yêu son sắc của đôi vợ chồng nọ, trước kia hai hòn ở ngay cạnh nhau, khoảng trống chỉ đủ cho một người lách qua nhưng hiện nay hòn trống và hón mái đã dịch chuyển xa nhau gần 1m. Nếu tới đây thì bạn nên lưu ý không nên đứng gần hòn mái quá, tránh nguy cơ bị đổ sập.

Hòn Trống – Mái ở Sầm Sơn

Đền Độc Cước: đền ngự trên hòn Cổ Giải (hay còn gọi là hòn Miết cảnh), là phần đầu của dãy núi Trường Lệ nhô ra biển. Ngôi đền thời vị thánh có công giữ gìn bờ cõi, bảo vệ nhân dân.

Đường lên đền Độc Cước

Đền Cô Tiên: đền này hiện ngự trên đỉnh hòn Đầu Voi, cuối dãy núi Trường Lệ về phía tây nam. Sở dĩ có tên là Đầu Voi bởi vì dãy núi Trường lệ đang chạy dài đến đoạn này chợt nhô ra một hòn có hình dáng giống như đầu voi nên từ đó, hòn đó được mang tên là hòn Đầu Voi. Đền Cô Tiên được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ người con gái mang bệnh phong được một bà cụ cứu giúp chữa khỏi bệnh, sau đó nàng cùng chồng hàng ngày lên núi hái thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.

Đền Cô Tiên Sầm Sơn

Nhà nghỉ giá rẻ ở Sầm Sơn

Giá phòng nghỉ ở Sầm Sơn khá đắt, đặc biệt là vào các dịp lễ tết hay cuối tuần. Nếu đây là lần đầu bạn đến với Sầm Sơn thì cùng theo một số gợi ý trong kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn của mình nhé:

Một số lưu ý khi đi biển Sầm Sơn:

Ở Sầm Sơn nổi tiếng với nạn chặn chém khách: giá đồ ăn đắt, thái độ phục vụ kém và nhiều mánh khóe để kiếm tiền từ khách du lịch. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:

Vườn quốc gia Bến En

Địa chỉ: huyện Như Xuân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

Hướng dẫn đi về vườn quốc gia Bến En: Với những bạn ở Hà Nội, bạn có thể tới vườn quốc gia theo 2 cách sau:

Với những bạn xuất phát từ thành phố Thanh Hóa thì bạn đi theo cung đường của cách 1. Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa về vườn quốc gia khoảng 36km.

Vườn quốc gia Bến En

Trong vườn quốc gia có một nửa là rừng nguyên sinh, ngoài ra còn có sông, hồ,..Ở đây có hồ sông Mực với hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ trong lòng hồ; các hang động nhỏ có nhiều nhũ đá. Hang Ngọc là địa điểm được nhiều người ghé thăm, nước suối ở đây rất trong, theo truyền thuyết được kể lại thì ai được tắm ở đây sẽ gột sạch bụi trần. Ngoài ra, đến đây bạn sẽ bắt gặp được rất nhiều loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam.

Pù Luông

Địa chỉ: huyện Quang Hóa, huyện Bá Tước, tỉnh Thanh Hóa.

Hướng dẫn đường đi:

Bản này thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Pù Luông là địa điểm du lịch được rất nhiều dân phượt biết đến bởi cảnh quan ở đây tuyệt đẹp. Thời gian đẹp nhất khi tới Pù Luông là tháng 6 và tháng 10, vào đúng mùa lúa chín. Tới đây bạn có thể chinh phục đỉnh núi Pù Luông, thăm các bản Nủa, Trình, Hin, Bố, hoặc các bản Pốn, Thành Công, Cao Hoong, Bản Kịt. Ở đây có bản Hiêu khá nổi tiếng dòng suối Hiêu, suối chứa một lượng đá vôi lớn nên những bộ rễ cây nằm trong lòng suối bị vôi hóa, từ đó người ta tương truyền suối Hiêu có thể biến cây thành đá.

Pù Luông mùa lúa chín

Tới đây bạn có thể yên tâm nghỉ ở các nhà sàn theo hình thức homestay với giá từ 40.000đ – 50.000đ/ 1 người/ 1 ngày. Bạn không cần phải đặt trước, tới đó rồi chọn chỗ nghỉ cũng được. Ăn uống thì ăn uống theo người dân ở đây, khá rẻ, ngon mà ấm cúng. Với kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của mình, mình khuyên các bạn nên chọn Pù Luông, và nên ở đây ít nhất 2 ngày, đặc biệt là vào mùa lúa chín. Cảnh ở đây tuyệt đẹp.

Di tích lịch sử Lam Kinh

Địa chỉ: huyện Thọ Xuân, huyên Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Hướng dẫn cách đi tới Lam Kinh: từ thành phố Thanh Hóa bạn đi theo tỉnh lộ 15A khoảng 51 km về phía Tây là tới Lam Kinh.

Thành Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) được xây dựng bởi vua Lê Thái Tổ, nơi đây hiện còn lăng mộ của các vua và hậu cung thời Hậu Lê, khu Hoàng thành, cung điện, thái miếu,…Hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch ở đây sẽ tổ chức Lễ hội Lam Kinh (tổ chức vào ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ), lễ hội được tổ chức rất to. Phí dịch vụ thăm quan ở đây cũng không phải là đắt: người lớn 10.000đ/ 1 lượt, trẻ em từ 8 – 15 tuổi 5.000đ/ 1 lượt, trẻ dưới 8 tuổi miễn phí vé.

Lam Kinh, nơi thờ của các vị vua thời Hậu Lê

Thành nhà Hồ

Địa chỉ: xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Hướng dẫn đường đi: Từ Hà Nội bạn đi theo quốc lộ 1A sau đó rẽ đi đường 7 qua Kim Tân, hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh sau đó đi theo đường 45. Nếu bạn xuất phát từ thành phố Thanh Hóa thì bạn chỉ cần đi theo đường 45 là đến.

Thành nhà Hồ (hay còn được gọi là thành Tây Đô hay Tây Kinh) được xây dựng bởi Hồ Quý Ly từ năm 1397. Tới đây bạn có thể đi tham quan theo các tuyến thăm quan có sẵn:

Thành nhà Hồ

 

Các phiến đá lớn được dùng để xây dựng thành

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những dấu tích của thành nhà Hồ hầu như đã bị phá hủy, duy có cổng thành là còn khá nguyên vẹn. Hiện nay ở đây còn khá nhiều bí ấn liên quan tới thành nhà Hồ như: công trình đồ sộ này được xây dựng như thế nào mà đã hoàn thành sau 3 tháng; các bức tường thành được tạo bởi các phiến đá khổng lồ, không dùng chất kết dính nào nhưng vẫn đứng vững trước bom đạn, rung động địa chấn;…

Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của mình thì với Sầm Sơn, Pha Luông thì bạn có thể đi trong 2 – 3 ngày, còn các địa điểm du lịch khác bạn có thể đi về trong ngày. Trong bài chia sẻ này mình đã chia sẻ cụ thể kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn, kinh nghiệm du lịch Pù Luông. Với những chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, giúp cho những chuyến đi của bạn vừa vui vừa tiết kiệm.

Exit mobile version