Làng Lệ Mật

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 02/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Lịch sử làng Lệ Mật


Cổng làng lệ mật
Vào thế kỷ thứ 11 tức năm 1010 vua Lý Công Uẩn chuyển Kinh đô từ Hoa Lư
về Thăng Long nay là thủ đô Hà Nội. Năm 1072 Công Chúa Lý Ngọc Hoa dạo
chơi trên sông Thiên Đức (nay là sông Đuống) bị con Giảo Long cuốn trôi.
Vào lúc đó chàng trai nghèo làng Lệ Mật sống ở ven sông bằng nghề bắt
rắn đã giết con Giảo Long cứu công Chúa, được Vua ban thưởng vàng bạc
châu báu nhưng chàng trai nghèo Lệ Mật khước từ chỉ xin vua mảnh đất ở
phía bắc kinh thành Thăng Long để khai hoang rồi lập lên 13 làng trại
gọi là ” Thập Tam Trại”, đến năm kỉ hợi 1119 Ngài hóa thân bay về trời.
Để tưởng nhớ đến công ơn của đức thánh hoàng dân làng đã tổ chức lễ hội
múa rắn vào ngày 23 tháng 3 âm lịch.

Hội làng Lệ Mật

Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng (dân cựu quán)
và con cháu đi xa khai hoang bên kinh thành Thăng Long (dân kinh quán)
gặp gỡ nhau để tâm sự và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, những người
khai hoang.
DSCN0742.jpg

Hội làng được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 Âm lịch, hội
chính vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch, suy tôn Thành Hoàng làng Lệ Mật. Vào
ngày hội chính, đại diện con cháu của 13 trại phía Tây thành Thăng Long
xưa đội 13 mâm lễ vật mang từ kinh đô về đình làng Lệ Mật để dự hội.
Trong ngày hội làng có trò múa rắn độc đáo, con rắn được làm bằng nan
tre lợp vải tượng trưng cho loài thuỷ quái đã bị chàng trai họ Hoàng
dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Người ta còn tổ chức thi rắn to,
rắn đẹp, rắn lạ,..phổ biến các bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác
nọc, chữa rắn độc cắn…Du khách tham dự lễ hội có thể được thưởng thức
các món đặc sản chế biến từ thịt rắn.
DSCN0704.jpg

Thăng Long
Bài viết liên quan