Làng nghề Bát Tràng
Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà
Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long
Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ
số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn
20 km).
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, nếu theo đường thủy có thể xuất phát
từ bến Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát Tràng (cảng du lịch Bát Tràng) hoặc theo
đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên dọc theo tuyến đê Long Biên-Xuân Quan (đê Tả
Hồng) tới Cống Xuân Quan (công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải đi khoảng 1 km sẽ
tới Trung tâm làng cổ Bát Tràng. Hoặc từ quốc lộ 5 rẽ vào Trâu Quỳ qua xã Đa Tốn lên đê rẽ tay trái
tới 1 km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay phải (cách trường Đại học Nông nghiệp I – Trâu Quỳ chỉ
khoảng 7 km).
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa
dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng
yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa… kiểu mới, các vật liệu
xây dựng, các loại sứ cách điện… và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản
phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.
Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản
xuất.
Bình hoa Bát Tràng
Tranh gốm Bát Tràng
Người dân làng nghề Bát Tràng luôn say mê học hỏi, cần cù sáng tạo.
Bởi vậy các sản phẩm Bát Tràng ngày càng đẹp hơn , phong phú hơn , chất lượng tốt, giá thành rẻ hơn
.
Cũng chính bởi vậy mà chúng tôi – Gốm sứ Thành Tâm luôn trăn trở với
nghề làm thế nào để Gốm Bát Tràng có thể kết nối với dải đất hình chữ S thân yêu cũng như toàn châu
lục trên Thế Giới,