Nghề có từ
bao giờ thì không ai còn rõ, vì làng không thờ ông tổ nghề. Chỉ biết nghề xuất hiện từ đầu thế kỷ
17, có tính chất cha truyền con nối. Những người làm đầu tiên là người làng Phú Vinh, sau lan sang
các làng lân cận. Thời bấy giờ, tự tay các cụ mày mò, sáng tác mẫu mã để làm ra những chiếc rổ, rá
và các vật dụng khác trong gia đình. Nguyên liệu sử dụng đơn giản chỉ là cây tre, cây cỏ. Rồi dần
dà mới phát hiện và tìm ra nguyên liệu là mấy cây mây, thứ cây được trồng rất nhiều làm hàng rào
hoặc mọc dại ven đường. Thấy mây có độ dẻo, dai, chuốt nhiều thì bóng, lại dễ làm, phù hợp với các
mẫu mã hàng, nên mây trở thành vật liệu chính. Hiện xã có 7 làng thì cả 7 làng đều duy trì và phát
triển nghề với số hộ tham gia lên tới hơn 90%. Đã có 3 làng được xét duyệt công nhận là làng nghề:
Phú Vinh, Quan Châm, Khê Than.
bao giờ thì không ai còn rõ, vì làng không thờ ông tổ nghề. Chỉ biết nghề xuất hiện từ đầu thế kỷ
17, có tính chất cha truyền con nối. Những người làm đầu tiên là người làng Phú Vinh, sau lan sang
các làng lân cận. Thời bấy giờ, tự tay các cụ mày mò, sáng tác mẫu mã để làm ra những chiếc rổ, rá
và các vật dụng khác trong gia đình. Nguyên liệu sử dụng đơn giản chỉ là cây tre, cây cỏ. Rồi dần
dà mới phát hiện và tìm ra nguyên liệu là mấy cây mây, thứ cây được trồng rất nhiều làm hàng rào
hoặc mọc dại ven đường. Thấy mây có độ dẻo, dai, chuốt nhiều thì bóng, lại dễ làm, phù hợp với các
mẫu mã hàng, nên mây trở thành vật liệu chính. Hiện xã có 7 làng thì cả 7 làng đều duy trì và phát
triển nghề với số hộ tham gia lên tới hơn 90%. Đã có 3 làng được xét duyệt công nhận là làng nghề:
Phú Vinh, Quan Châm, Khê Than.
Nghề mây tre
giang Phú Nghĩa đứng vững được như ngày nay cũng đã trải qua bao thăng trầm. Trước 1945, thời kỳ
Pháp đô hộ nước ta, cuộc sống của người dân hết sức nghèo khổ, lầm than. Họ phải tự vươn lên làm
nghề để kiếm sống. Sự bươn chải và nhạy cảm với nghề đã khiến người dân sáng tác ra nhiều mẫu mã.
Sản phẩm ngày một hoàn thiện. Lúc bấy giờ thị trường tiêu thụ chủ yếu là bán sang Pháp do các nhà
tư sản, kinh doanh thông qua đấu xảo. Hàng đấu xảo đã thống nhất về giá được chở bằng xe bò kéo,
đem ra Hà Nội rồi chuyển sang Pháp. Nghề cứ thế duy trì cho đến năm 1954. Cũng trong năm đó, một số
người di cư vào Nam đã mang nghề đi theo. Ban đầu chỉ làm để kiếm sống. Sau phát triển thành các cơ
sở sản xuất và cũng lấy ngay tên làng là Phú Vinh. Nghề được tập trung nhiều ở các quận Gò Vấp, Bà
Chiểu, Bình Thạnh…
giang Phú Nghĩa đứng vững được như ngày nay cũng đã trải qua bao thăng trầm. Trước 1945, thời kỳ
Pháp đô hộ nước ta, cuộc sống của người dân hết sức nghèo khổ, lầm than. Họ phải tự vươn lên làm
nghề để kiếm sống. Sự bươn chải và nhạy cảm với nghề đã khiến người dân sáng tác ra nhiều mẫu mã.
Sản phẩm ngày một hoàn thiện. Lúc bấy giờ thị trường tiêu thụ chủ yếu là bán sang Pháp do các nhà
tư sản, kinh doanh thông qua đấu xảo. Hàng đấu xảo đã thống nhất về giá được chở bằng xe bò kéo,
đem ra Hà Nội rồi chuyển sang Pháp. Nghề cứ thế duy trì cho đến năm 1954. Cũng trong năm đó, một số
người di cư vào Nam đã mang nghề đi theo. Ban đầu chỉ làm để kiếm sống. Sau phát triển thành các cơ
sở sản xuất và cũng lấy ngay tên làng là Phú Vinh. Nghề được tập trung nhiều ở các quận Gò Vấp, Bà
Chiểu, Bình Thạnh…
Sau khi hoà
bình lập lại, các ngành nghề thủ công được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Năm 1960, HTX Phú
Nghĩa được thành lập. Bước đầu đã có tổ sản xuất (do tổ trưởng quản lý) và thực hiện sản xuất theo
dây chuyền: Người làm quai, đáy hay nắp… Tuy nhiên, nghề cũng chưa phát huy được vì mới bước đầu.
Đến năm 1963, HTX thủ công ra đời có ban quản trị, các tổ làm theo công điểm và bán tập trung. Sản
phẩm làm ra do các trạm xuất khẩu (Mai Lĩnh – Hà Đông) thu mua rồi xuất cho Nhà nước. Đời sống
người dân nhờ vậy mà tạm thời đi vào ổn định. Và rồi một lần nữa, hoạt động của nghề gần như ngừng
hẳn bởi sự tác động trực tiếp của hoàn cảnh xã hội. Đó là vào thời điểm những năm 1979-1980, thị
trường khối Châu Âu rạn nứt. Hàng không xuất đi được đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nghề của xã.
HTX lúc ấy gặp nhiều khó khăn do hàng không thanh toán được, dẫn đến công nợ chồng chất. Trước tình
hình đó, năm 1990 các vị lãnh đạo xã đã bàn bạc xin ý kiến của tỉnh giải thể HTX, cho thành lập các
tổ sản xuất nhỏ. Thực hiện vận động, tuyển chọn những người có tay nghề giỏi, nhanh nhẹn, linh hoạt
và có đầu óc kinh doanh vào làm trong các tổ hợp. Sản phẩm làm ra khá nhiều, nhưng việc tìm kiếm
thị trường vẫn còn là vấn đề khó khăn. Song tấm lòng yêu nghề, kiên trì và phát huy nội lực nghề
truyền thống đã giúp người dân Phú Nghĩa thành công.
bình lập lại, các ngành nghề thủ công được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Năm 1960, HTX Phú
Nghĩa được thành lập. Bước đầu đã có tổ sản xuất (do tổ trưởng quản lý) và thực hiện sản xuất theo
dây chuyền: Người làm quai, đáy hay nắp… Tuy nhiên, nghề cũng chưa phát huy được vì mới bước đầu.
Đến năm 1963, HTX thủ công ra đời có ban quản trị, các tổ làm theo công điểm và bán tập trung. Sản
phẩm làm ra do các trạm xuất khẩu (Mai Lĩnh – Hà Đông) thu mua rồi xuất cho Nhà nước. Đời sống
người dân nhờ vậy mà tạm thời đi vào ổn định. Và rồi một lần nữa, hoạt động của nghề gần như ngừng
hẳn bởi sự tác động trực tiếp của hoàn cảnh xã hội. Đó là vào thời điểm những năm 1979-1980, thị
trường khối Châu Âu rạn nứt. Hàng không xuất đi được đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nghề của xã.
HTX lúc ấy gặp nhiều khó khăn do hàng không thanh toán được, dẫn đến công nợ chồng chất. Trước tình
hình đó, năm 1990 các vị lãnh đạo xã đã bàn bạc xin ý kiến của tỉnh giải thể HTX, cho thành lập các
tổ sản xuất nhỏ. Thực hiện vận động, tuyển chọn những người có tay nghề giỏi, nhanh nhẹn, linh hoạt
và có đầu óc kinh doanh vào làm trong các tổ hợp. Sản phẩm làm ra khá nhiều, nhưng việc tìm kiếm
thị trường vẫn còn là vấn đề khó khăn. Song tấm lòng yêu nghề, kiên trì và phát huy nội lực nghề
truyền thống đã giúp người dân Phú Nghĩa thành công.
Các tổ hợp
được thành lập theo xóm, làng càng giúp họ có điều kiện về thời gian và cách quản lý. Thuận lợi này
nối tiếp thuận lợi khác. Lúc này, nguyên liệu chủ yếu được nhập từ bên ngoài, chỉ việc mua ở các
chợ trong xã. Cũng có thời điểm, xã phải cử người đi khai thác nguyên liệu ở nơi khác như cây giao
ở Hoà Bình, hay cây song ở tận Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Bằng óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, người
dân Phú Nghĩa đã không ngừng cải tiến mẫu mã để phù hợp với tâm lý người tiêu dùng. Từ hình dạng,
kiểu dáng đến chất liệu được thay đổi liên tục, đan xen nhau. Riêng mặt hàng chính mây tre giang
của xã cũng có khoảng 400-500 mẫu mã khác nhau. Từ những sản phẩm thông dụng như: đĩa, khay đựng
hoa quả, bánh kẹo, làn (túi xách), cơi đựng trầu… đến các sản phẩm cao cấp như lọ hoa, ủ nước… đều
có các kiểu dáng khác nhau như: vuông, dài, cao, thấp, dẹt, to, nhỏ…
được thành lập theo xóm, làng càng giúp họ có điều kiện về thời gian và cách quản lý. Thuận lợi này
nối tiếp thuận lợi khác. Lúc này, nguyên liệu chủ yếu được nhập từ bên ngoài, chỉ việc mua ở các
chợ trong xã. Cũng có thời điểm, xã phải cử người đi khai thác nguyên liệu ở nơi khác như cây giao
ở Hoà Bình, hay cây song ở tận Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Bằng óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, người
dân Phú Nghĩa đã không ngừng cải tiến mẫu mã để phù hợp với tâm lý người tiêu dùng. Từ hình dạng,
kiểu dáng đến chất liệu được thay đổi liên tục, đan xen nhau. Riêng mặt hàng chính mây tre giang
của xã cũng có khoảng 400-500 mẫu mã khác nhau. Từ những sản phẩm thông dụng như: đĩa, khay đựng
hoa quả, bánh kẹo, làn (túi xách), cơi đựng trầu… đến các sản phẩm cao cấp như lọ hoa, ủ nước… đều
có các kiểu dáng khác nhau như: vuông, dài, cao, thấp, dẹt, to, nhỏ…
Thị trường
cũng không chỉ dừng lại ở các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Liên Xô (cũ), Bỉ… mà đã chuyển sang các
nước Châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, thậm chí mở rộng ra ở các nước Nam Mỹ. Những sản phẩm
“made in Vietnam” mang thương hiệu Phú Nghĩa đang ngày càng xuất hiện nhiều trên
thị trường quốc tế, khẳng định được tài năng, sức lao động sáng tạo của người dân Việt Nam nói
chung, của người dân Phú Nghĩa nói riêng. Hi vọng rằng trong tương lai, những mặt hàng làm ra của
Phú Nghĩa sẽ là bạn hàng tin cậy của nhiều nước trên thế giới.
cũng không chỉ dừng lại ở các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Liên Xô (cũ), Bỉ… mà đã chuyển sang các
nước Châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, thậm chí mở rộng ra ở các nước Nam Mỹ. Những sản phẩm
“made in Vietnam” mang thương hiệu Phú Nghĩa đang ngày càng xuất hiện nhiều trên
thị trường quốc tế, khẳng định được tài năng, sức lao động sáng tạo của người dân Việt Nam nói
chung, của người dân Phú Nghĩa nói riêng. Hi vọng rằng trong tương lai, những mặt hàng làm ra của
Phú Nghĩa sẽ là bạn hàng tin cậy của nhiều nước trên thế giới.
Phương
Anh
Anh