Lịch trình du lịch Tiền Giang 2N1Đ chi tiết với 2 điểm đến nổi bật: trại rắn và nhà cổ

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 06/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Phương tiện di chuyển đến Tiền Giang

Tiền Giang cách TP HCM chỉ khoảng 70km nên bạn có thể đi xe khách hoặc đi xe máy cũng được. Nếu đi xe khách thì ra bến xe miền Tây mua vé đi Tiền Giang với giá khoảng 60.000-80.000 đồng/lượt/người.

Ngày 1: Sài Gòn – Làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp – Mỹ Tho

– Nếu đi bằng xe máy từ Sài Gòn thì giữa đường bạn có thể ghé qua quán hủ tiếu Vườn Xoài ngay vòng xoay ngã ba Trung Lương để ăn sáng, thưởng thức hương vị hủ tiếu Mỹ Tho. Sau đó tiếp tục thẳng QL1A đến ngã ba Cái Bè (khoảng hơn 1 giờ nữa), rẽ vào tỉnh lộ 875 tầm 4km đến trung tâm thị trấn Cái Bè, đi thêm 2km nữa đến cầu số 2, bạn sẽ nhìn thấy bảng chỉ đường vào làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp.

Nhà cổ Tiền Giang

Nhà cổ Tiền Giang

– Làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp là một trong bốn làng nhà cổ của Việt Nam, nằm rải rác trong 6 ấp của huyện Cái Bè.

Nổi tiếng nhất trong làng nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp là nhà ông ông Trần Tuấn Kiệt (22 Tổ 1, Phú Hòa, Đông Hòa Hiệp, thị trấn Cái Bè), nơi đây đã được các nhà khảo cổ Nhật xếp vào “Cửu Đại Mỹ Gia” ở Việt Nam. Ngôi nhà xây dựng vào năm 1838 với diện tích gần 1.000m².

Nổi tiếng nhất trong làng nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp là nhà ông ông Trần Tuấn Kiệt (22 Tổ 1, Phú Hòa, Đông Hòa Hiệp, thị trấn Cái Bè), nơi đây đã được các nhà khảo cổ Nhật xếp vào “Cửu Đại Mỹ Gia” ở Việt Nam. Ngôi nhà xây dựng vào năm 1838 với diện tích gần 1.000m².

– Sau khi tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp thì bạn lên xe hoặc bắt xe về thành phố Mỹ Tho để nghỉ ngơi qua đêm. Đến đây bạn có thể thuê nhà nghỉ.

– Buổi tối có thể ghé chợ đêm Mỹ Tho (số 8 đường 30/4, phường 1) để thưởng thức ẩm thực đặc sản Tiền Giang. Nếu muốn thư giãn, thưởng thức cà phê thì bạn có thể ghé địa chỉ Tùng Jazz (12 Thiên Hộ Dương).

Ngày 2: Chùa Vĩnh Tràng – Cồn Thới Sơn – Trại rắn Đồng Tâm

– Buổi sáng bạn ghé quán hủ tiếu chay Cây Bồ Đề (24 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 1) để ăn sáng, rồi di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng.

 Chùa Vĩnh Tràng nguy nga

Chùa Vĩnh Tràng nguy nga

– Chùa Vĩnh Tràng nằm ở đường Nguyễn Trung Trực, thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 mang kiến trúc Angkor-Âu nhưng vẫn đậm phong cách Việt Nam. Trong điện Phật chùa có 60 pho tượng bằng gỗ quý. Khi đến chùa bạn nên ăn mặc nghiêm túc một chút, không nên mặc quần áo quá ngắn.

– Sau khi tham quan xong chùa Vĩnh Tràng, bạn di chuyển tiếp đến Cồn Thới Sơn. Đến đây bạn có thể thuê xuồng du ngoạn, ngồi trên những chiếc xe ngựa vòng quanh khắp ngõ ngách, tát mương bắt cá, nghe đờn ca tài tử, đi dạo tham quan vườn trái cây, xưởng sản xuất kẹo dừa…

– Tiếp theo bạn đến trại rắn Đồng Tâm (thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) được xem làm bảo tàng rắn đầu tiên tại Việt Nam. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu và ngắm hơn 400 loài rắn khác nhau.

Ngoài những địa điểm tham quan trên thì Tiền Giang cũng có vô số điểm đến hấp dẫn khác cho bạn tham khảo như:

Nhà thờ Cái Bè: tọa lạc tại thị trấn Cái Bè, gần bến xe Cái Bè. Nhà thờ được xây dựng đầu thế kỉ 20 theo phong cách kiến trúc Roman bằng bê tông cốt thép có khuôn viên rộng mát. Mặt ngoài nhà thờ được trang trí với những họa tiết và hoa văn đắp nổi cầu kỳ, rất công phu từ cửa chính, cửa sổ, đến những chi tiết nhỏ nhất của nhà thờ.

Chợ nổi Cái Bè: thuộc thị trấn Cái Bè, Tiền Giang.

Chùa Bửu Lâm: tọa lạc tại đường Anh Giác, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông.

Chợ đêm Hàng Bông: Bánh bèo ở khu chợ Hàng Bông là món ăn nổi tiếng của thành phố Mỹ Tho. Vào buổi chiều tối, những quán hàng rong lại bắt đầu bày những chiếc ghế nhỏ chào đón du khách thưởng thức món bánh bèo thơm ngon.

Miệt vườn Cái Bè: Miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Vườn trái cây Vĩnh Kim: thuộc huyện Châu Thành nổi tiếng với vú sữa lò rèn Vĩnh Kim có quả tròn, trắng, mỏng vỏ, hạt nhỏ, dày ruột.

Tham khảo các quán ăn tại Mỹ Tho

Một số quán hủ tiếu:

– Hủ tiếu bò viên: đường Lê Đại Hành, gần chợ Mỹ Tho bán từ 6h-9h tối.

– Hủ tiếu sa tế Hương: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cách đầu đường Ấp Bắc 100m.

– Hủ tiếu Mỹ Tho: quán Bà Tư lùn trên đường Đinh Bộ Lĩnh (gần công ty điện lực).

Bánh giá (vá) chợ Giồng: là loại bánh được chế biến công phu từ lúc chọn nguyên liệu cho đến thành phẩm.

Cháo rắn đậu xanh 460: nằm trên đường Lý Thường Kiệt, hướng từ bến xe Mỹ Tho qua khỏi cầu Lý Thường Kiệt khoảng 50m hướng bên tay phải, bạn nên đến sớm, bởi tầm khoảng 4-6h chiều là quán hết.

Bún gỏi già: được bán nhiều trên đường Ấp Bắc.

Trên đây là lịch trình cho chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm từ Hồ Chí Minh đi Tiền Giang.

du lịch tiền giang
Bài viết liên quan