Tư liệu lịch sử cho biết rằng, vào năm 1470, vua Lê Thánh Tông cho lập Ngọc phả Hùng Vương và coi đó là vua thủy tổ củadân tộc. Đến thời sử gia Ngô Sỹ Liên, ông đã đưa chuyện quốc tổ Hùng Vương vào chính sử. Và cho đến thế kỷ 15, quốc tổ Hùng Vương đã đượcchính thứchóa về phương diện lịch sử, cũng như việc tổ chức thờ phụng hàng năm.
‘ Cổng chính dẫn vào khu di tích lịch sử đền Hùng (Ảnh: Internet)
Từ đó về sau, hệ thốngđền thờcác vua Hùng chân núi Nghĩa Lĩnh được tôn tạo cùng với việc nhà nước phong kiếnban hànhcác điển lễ thực hành tín ngưỡng Hùng Vương. Phong tục thờ cúng các vua Hùng được hình thành rất sớm (trước Công nguyên) với các ngôi đền được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng.
Phía sau đền Thượng còn có lăng mộ của Hùng Vương thứ 6. Bên chân núi Nghĩa Lĩnh có ngôi đền thờ 2công chúaTiên Dung và Ngọc Hoa, con của vua Hùng thứ 18.
‘ Khu đền Hạ thờ quốc mẫu Âu Cơ tại di tích lịch sử đền Hùng (Ảnh: Internet)
Lễ hội đền Hùng là tâm tưởng của đồng bào Việt Nam, trước hết là người dânđất tổ. Theo phong tụccổ truyền, các làng quanh chân núi Nghĩa Lĩnh sẽ nhận trách nhiệm thờ cúng thường niên và được miễn nghĩa vụ thu thuế. Từ năm 1917, triều đình nhà Nguyễn giao cho giới chức tỉnh Phú Thọ chủ trì lễ hội đền Hùng với nghi thức Nhà nước, định lệ 5 năm là kỳ chính lễ.
Sau này, lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 5 đến mùng 10 tháng 3 Âm lịch gồm một chuỗi sự kiện, nghi thức như dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, lễ Giỗ quốc tổ Lạc Long Quân, lễ tưởng niệm quốc mẫu Âu Cơ và đỉnh điểm là lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Theo phong tục truyền thống, có 41 làng ở vùng đất tổ được tham gia rước kiệu, dâng lễ về đền Hùng.
‘ Lễ rước kiệu truyền thống về đền Hùng (Ảnh: Sở VHTTDL Phú Thọ)
Lễ hội đền Hùng cũng là dịp hội ngộ cộng đồng và biểu dương văn hóa với những dạng thức đặc sắc của vùng trung du Phú Thọ và các tỉnh thành trong nước tham gia. Nổi bật trong không gian thực hành lễ hội đền Hùng là diễn xướngdân gianvới mỗi điệu thức, tích trò trình diễn đều hàm ý liên quan đến các phong tục truyền thống của thời các vua Hùng.
Khu di tích lịch sử đền Hùng trải trên địa bàn 7 xã thuộc 2 huyện Lâm Thao, Phù Ninh) và thành phố Việt Trì. Đây là vùng trung tâm của kinh đô Phong Châu thời các vua Hùng dựng nước.
Khu di tích lịch sử đền Hùng cũng chính làbảo tàngsinh động về tín ngưỡng Hùng Vương. Trong khuôn khổ diễn ra lễ hội đền Hùng năm 2013, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thểđại diệncủa nhân loại do UNESCO trao tặng vào tối 13/4 (ngày khai hội) ngay tại khu di tích đền Hùng.
‘ Lễ đón bằngcông nhậnDi sản văn hóa phi vật thể của tín ngưỡng Hùng Vương (Ảnh: VietNamNet)
Mời quý vị và các bạn cùng Việt Nam – Đất nước – Con người khám phá “cái hồn” của tín ngưỡng Hùng Vương qua phóng sự Di sản tín ngưỡng Hùng Vương do các phóng viên VTV thực hiện!