Những quy tắc ăn uống nhất định phải biết trước khi đi du lịch

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 05/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Sử dụng dao nĩa: Quy tắc chung là đặt dao và nĩa thẳng hoặc hơi xéo một chút,
nĩa đặt nằm ngửa trên bàn. Nhưng nếu ở Anh hoặc Argentina, bạn nên đặt nĩa úp
xuống đĩa. Ở Thái Lan, nĩa không được dùng để đưa thức ăn vào miệng, mà chỉ là
phương tiện để gạt thức ăn vào thìa. Ở châu Âu và Argentina, bạn nên cầm nĩa
bằng tay trái và cầm dao bằng tay phải, đây là cách rất hữu dụng vì bạn không
phải đổi tay. Ngược lại, ở Mỹ luôn chuyển dao và nĩa từ tay nọ qua tay
kia.

Cầm dao tay phải, nĩa tay trái là cách hữu dụng nhất khi ăn. Ảnh:
Slate.

Giờ ăn: Ở Tây Ban Nha và Argentina, giờ ăn thường muộn hơn ở các nước
khác. Bữa trưa từ 14-15h, bữa tối vào khoảng sau 21h.

Dùng tay như thế nào: Người Tây Ban Nha, Nga và Mexico thường không đặt tay ở dưới bàn
trong lúc ăn. Ở Ấn Độ và một số nước Trung Đông, bạn không nên đặt tay trái lên
bàn, chạm tay trái vào đĩa hoặc ăn bằng tay trái, vì tay trái chỉ được dùng
trong toilet. Ở Chile và Brazil, bạn không được chạm vào thức ăn bằng tay, kể
cả khi ăn pizza hoặc burger. Ngược lại, ở Ấn Độ và Ethiopia, người ta dùng tay
ăn bốc.

Uống cà phê: Người Italy thường không uống cappuccino vào buổi chiều hoặc sau
bữa tối. Tương tự, ở Tây Ban Nha, cà phê espresso chỉ uống sau bữa ăn. Ở Thổ
Nhĩ Kỳ, cà phê không uống vào buổi sáng mà luôn uống sau bữa ăn.

Mỗi nước có quy tắc uống cà phê
khác nhau. Ảnh: Goatsontheroad.

Uống rượu: Nếu uống cùng bạn bè ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, bạn nên ghi nhớ quy
tắc rót rượu cho người khác và chờ người khác rót cho mình. Bạn cũng nên để ý
rót đầy rượu cho người khác khi ly cạn. Ở Nga, từ chối khi được mời rượu bị coi
là thô lỗ. Nếu được mời một ly vodka, tốt nhất hãy uống cạn, không được phép
nhâm nhi. Tuy nhiên, ở Hy Lạp, bạn thoải mái uống nhâm nhi cùng bạn bè.

Kỹ thuật rót rượu: Ở Argentina và Bolivia có quy định cụ thể về việc rót rượu.
Rót ngược hoặc rót bằng tay trái sẽ bị hiểu là bạn không thích người bạn đang
rót rượu cho.

Ăn hết đồ ăn: Ở Nhật Bản và Pháp, ăn hết đồ ăn trên đĩa có nghĩa là bạn đã
dùng đủ và rất thích bữa ăn. Tuy nhiên ở Philippines, Campuchia và Ai Cập, gia
chủ sẽ lo bạn không đủ no. Ở Trung Quốc, bạn nên để lại đĩa một miếng đồ ăn để
thể hiện là đã ăn xong.

Dùng đũa: Ở một số nước châu Á, bạn không nên đặt đôi đũa ngang miệng
bát cơm hoặc cắm thẳng đôi đũa vào bát cơm, vì người ta chỉ làm như vậy với cơm
cúng cho người đã mất. Trong lễ cải táng theo đạo Phật, người ta thường dùng
đũa để chuyền xương người cho nhau. Vì thế, tuyệt đối không được chuyền đồ ăn
cho nhau bằng đũa. Khi gắp thức ăn từ đĩa chung, bạn nên xoay đầu đũa để gắp,
và không nên dùng đũa chỉ vào người khác.

Không nên đặt đôi đũa ngang bát cơm ở một số nước. Ảnh:
alobacsi.

Thể hiện sự kính trọng: Ở Hàn Quốc, người lớn tuổi nhất trong bàn ăn sẽ là người ăn
đầu tiên. Khi uống rượu với người lớn tuổi, bạn phải xoay người để tỏ sự kính
trọng.

Quyền từ chối: Ở Trung Quốc và Đan Mạch, từ chối khi được mời đồ ăn bị coi
là khiếm nhã. Bạn có thể lấy cớ bị dị ứng, hoặc đang phải ăn kiêng để từ
chối.

Xin phụ gia: Ở Mỹ, bạn có thể thoải mái xin thêm tương cà hoặc nước xốt.
Ở một số nước như Pháp và Ai Cập, xin thêm muối hoặc phụ gia sẽ làm đầu bếp
phật lòng vì điều đó có nghĩa là họ chưa nêm đủ gia vị.

Vứt rác: Ở Tây Ban Nha, bạn có thể thoải mái ném rác xuống sàn
nhà.

Tiền tip: Ở Mỹ, tiền tip thường vào khoảng 20% hóa đơn. Ở Nhật Bản và
Hàn Quốc lại không hề có văn hóa tip.

Argentina cà phê
Bài viết liên quan