Phủ Chủ Tịch

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 02/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Công
trình mang phong cách thời Phục Hưng này được xây dựng từ những năm
đầu thế kỷ XX (1900 – 1906), do kiến trúc sư người Pháp gốc Đức
Lich-ten Fen-đơ thiết kế. Diện tích sử dụng của toà nhà gần 1300 mét
vuông. Toàn bộ toà nhà có trên 30 phòng, mỗi phòng được trang trí theo
một phong cách riêng. Trong thời thực dân Pháp cai trị, toà nhà được
gọi là Phủ Toàn quyền Đông Dương, từ khi nhà được hoàn thành đến ngày
cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đã có 29 đời Toàn quyền và Quyền
Toàn quyền ở và làm việc.

Trong
năm 1945 đến năm 1946, hết phát xít Nhật đến quân đội Trung Hoa dân
quốc chiếm giữ toà nhà này. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Việt Nam lần thứ hai thì nơi đây lại trở thành trụ sở cao nhất của
chính quyền thực dân. Toà nhà này chỉ thực sự thuộc về nhân dân Việt
Nam sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, thủ đô Hà
Nội được giải phóng (tháng 10 – 1954), (toà nhà được gọi là Phủ Chủ
tịch). Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường chủ trì các phiên họp Hội
đồng Chính phủ quyết định những vấn đề lớn, quan trọng của đất nước;
tiếp đón khách quốc tế và gặp gỡ đại biểu nhân dân Việt Nam.

Với
khách quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón từ các vị nguyên thủ quốc
gia, lãnh tụ Đảng các nước anh em, đại sứ các nước đến trình quốc thư,
các đoàn nghệ thuật, thể thao, các nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, các
tổ chức quần chúng… và bạn bè khắp nơi trên thế giới đến với Việt
Nam, ủng hộ sự nghiệp cách mạng và giúp đỡ nhân dân Việt Nam xây dựng
cuộc sống mới.Với nhân dân Việt Nam, Người gặp gỡ các đại biểu thuộc
mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt họ thuộc tôn giáo, đảng
phái nào, làm ngành nghề gì. Trong 15 năm, từ năm 1945 đến năm 1969,
tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp trên 1000 đoàn đại biểu
trong nước và ngoài nước. Phủ Chủ tịch còn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhiều lần đọc thơ chúc Tết đầu xuân nhân dịp năm mới.

Sau
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (ngày 2 tháng 9 năm 1969), Phủ Chủ
tịch trở thành một trong những di tích lưu niệm về Người được Nhà nước
xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng trong tổng thể Khu di tích Hồ
Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Song từ đó đến nay toà nhà này vẫn là nơi
làm việc của Chủ tịch nước; những hoạt động có ý nghĩa quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta vẫn được tiến hành trọng thể ở đây.

Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan