Tết miền Nam có gì đặc biệt?

Tác giả: Đi Đâu Chơi Gì
Đăng ngày: 02/11/2018
Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

1. Hoa mai

Khí hậu nắng nóng quanh năm của miền Nam rất thích hợp với cây
hoa mai ngày tết, cũng
giống như cây hoa đào miền Bắc chỉ thích hợp với tiết trời se lạnh. Đây là loại hoa tượng trưng cho sự may mắn của người dân miền Nam với màu vàng rực rỡ
của nắng, như khí hậu đặc trưng quanh năm nơi đây. Màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển
cao sang. Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng
tượng trưng cho nòi giống Việt. Do đó, không hề ngạc nhiên khi người dân miền Nam lại chuộng mai
vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.

2. Bánh tét

Ở miền Trung và miền Nam, ngày gói bánh tét. Bánh tét được gói bằng lá chuối với các nguyên liệu giống
như bánh chưng, chỉ khác là gói thành hình trụ dài chứ không phải hình vuông như bánh chưng. Khi ăn
cắt thành từng khoanh, ở giữa nhân đậu xanh và thịt mỡ nổi lên như nhụy hoa. Bánh tét được coi là
dạng nguyên thủy của bánh chưng. Là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Việt xưa. Lát
bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa món giòn giòn,
đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, khiến bao người con xa xứ nhớ nhung
mỗi độ xuân về.

Nhà ai cũng thế, dù mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị thì vẫn không
thể thiều những món ăn truyền thống, dân dã của quê hương này. Đó đã trở thành một hương vị rất
riêng, rất miền Nam. Đĩa bánh tét dẻo thơm, thịt giầm đậm đà hương vị quê hương… trên bàn thờ gia tổ hay trong mâm cổ đầu xuân bày tỏ hồn quê, là nhịp cầu
gắn kết con với tổ tiên, là sợ tình kéo người với người thêm
bên chặt.

3. Dưa giá

Dưa giá là một món ăn kèm trong các bữa cơm của người Miền Nam ngày thường, gần giống như món dưa hành muối của người miền
Bắc. Tết đến, các gia đình miền Nam cũng hay làm món này để đủ bộ với những món ăn ngày Tết khác
tương đương với một mâm cơm của người miền Bắc. Món dưa này cũng rất dễ làm và dễ ăn. Nguyên liệu
chính là giá đỗ, cà rốt và lá hẹ. Cách làm dưa giá đơn giản, nhanh ăn được hơn các loại dưa muối
khác, dùng kèm với các món kho (thịt kho, cá kho) rất hợp, kích thích vị giác, cung cấp chất xơ và
cân bằng vị mặn đậm đà của món kho.

4. Thịt kho hột vịt

Người miền Bắc có quan niệm kiêng ăn trứng vào đầu năm vì nó liên
tưởng đến con số 0 – tức la trắng tay, mất mát về tiền bạc, phúc lộc, nhưng người miền Nam lại có
món Thịt kho hột vịt (Thịt kho trứng vịt), ăn kèm với cơm trong những bữa ăn ngày Tết. Món ăn này
đặc biệt thường được chế biến để dùng trong các ngày Tết Nguyên đán vì có thể làm sẵn, cất đi mà
không chóng hư, nên tiện khi dùng bữa thì dọn ra ăn ngay với cơm và người nhà không phải bận công
nấu nướng trong khi vui Tết.

5. Kiêng chuối trên mâm ngũ quả

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày
lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người
miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này
tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ
quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”.

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể
hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật
trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta
cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người
ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm.” Bởi đó là một
“sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ
ngũ hoàn hảo.”

Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày
Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở
phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản
thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

6. Thường đi du lịch dịp
Tết

Thêm một điều mà người miền Nam hay làm vào dịp Tết và có xu
hướng phổ biến hơn cả trong những năm gần đây, đó là đi du lịch vào dịp Tết nguyên đán cổ truyền
thay vì ở nhà tiếp khách hoặc ăn nhậu. Do Tết ngày càng có xu hướng đơn giản hóa, lại thêm thời
gian nghỉ Tết dà ngày nên các gia đình miền Nam hay đi du lịch. Thêm nữa, nhìn chung suy nghĩ và
lỗi sống của người miền Nam cũng “thoáng” hơn và không nặng nề như miền Bắc nên họ thường danh thời
gian nghỉ ngơi hơn là ở nhà tiếp khách trong những ngày Tết.

Exit mobile version