Trước khi bay cần phải chuẩn bị những gì?

Tác giả: Đi Đâu Chơi GìĐăng ngày: 05/11/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Trước khi lên máy bay cần phải chuẩn bị những gì là câu hỏi phổ biến nhất cho những người đi máy bay. Sau đây là danh sách giấy tờ bắt buộc phải có, mình sẽ lấy ví dụ trực tiếp trong các trường hợp để mọi người dễ hiểu.

Vé máy bay

Vé máy bay này bạn phải tự mua, có thể đặt vé online của các hãng hàng không hoặc đặt thông qua đại lý, giá vé thường tương đương nhau.

Cách đọc thông tin vé

Để tiện theo dõi, bạn quan sát vé máy bay dưới đây, mình sẽ hướng dẫn cách đọc thông tin vé

Vé máy bay bay trong nước

Vé máy bay bay trong nước (non-stop)

Hạng vé: Vé máy bay có 3 loại phổ biến đó là Economy, Bussiness và First class (Economy là hạng vé rẻ nhất). Nếu may mắn đặt được vé máy bay giá rẻ thì vé này thường sẽ bị hạn chế nhiều hơn (hạn chế số kg đồ gửi mang theo, thường không trả lại được vé đã mua,…). Vé máy bay trên hình là hạng Economy.

Tình trạng vé (status)

  • OK/Confirmed: Ngày giờ bay là chính thức.
  • Wait Listed: Ngày giờ bay mà bạn đã đăng ký nhưng chưa được chắc chắn do đã hết chỗ và bạn được cho vào danh sách đợi. Nếu có người nào đã đặt vé trong chuyến bay mà hủy thì những người có tên trong danh sách đợi này sẽ được phép bay, (sẽ xếp theo thứ tự tức là sẽ tính từ người đứng đầu danh sách đợi cho đến khi hết chỗ). Khi đó thì status của bạn chuyển thành OK.
  • Open Dated: bạn chưa đăng ký ngày, giờ bay. Bạn có thể đăng ký bất cứ lúc nào chỉ cần trước khi vé hết hạn sử dụng.

Flight(chuyến bay): là ký hiệu chuyến bay, khi tới sân bay bạn chỉ cần tìm xem bảng chỉ dẫn nào đúng mã số chuyến bay của bạn thì bạn tới đó thôi.

– Date/time(ngày giờbay): Ngày/giờ máy bay cất cánh ở nơi đi và hạ cánh ở nơi đến (sẽ tính theo giờ địa phương).

– Bay thẳng (non-stop) hay quá cảnh (transit): Bay thẳng tức là bạn chỉ cần lên máy bay và bay thẳng đến nơi cần đến, trong quá trình bay không phải xuống bất cứ một điểm nào. Còn bay quá cảnh tức là bạn phải dừng ở 1 hoặc 1 vài điểm bay nữa mới tới được nơi cần đền (ví dụ bạn muốn bay từ Việt Nam đến 1 bang của Mỹ, nhưng ở Việt Nam lại không có chuyến bay thẳng tới đó, bạn phải bay qua Nhật, làm thủ tục để bay tiếp tới bang mà bạn muốn thì khi đó vé của bạn là transit)

Các điều kiện cần lưu ý khi đi mua vé

Mỗi loại vé có thời gian hợp lệ khác nhau: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc hơn (với loại vé có thời gian hợp lệ dài thì giá sẽ đắt hơn)

Có nhiều loại vé được phép trả lại khi bạn không đi, tùy từng loại vé mà có loại được trả lại tiền hoặc không nếu bạn trả vé.

Có nhiều loại vé bạn đổi thông tin vé sẽ phải trả thêm tiền, còn loại vé chưa xác định ngày giờ bay (Open Dated), thì bạn có thể trả tiền lấy vé rồi đặt mới đặt chỗ mà không phải trả thêm lệ phí, sau này bạn muốn thay đổi thông tin thì phải tùy loại vé và hãng bay.

Giấy tờ tùy thân

Đi trong nước: chỉ cần mang theo chứng minh thư.

Đi nước ngoài

– Nếu bay thẳng

Trong trường hợp bạn bay thẳng tới điểm cần phải tới thì cần phải mang hộ chiếu và thẻ visa (2 giấy tờ này hoàn toàn khác nhau). Để hiểu đơn giản thì mình sẽ lấy ví dụ cho người Việt Nam đi du lịch ở Anh. Hộ chiếu là giấy tờ do nhà nước Việt Nam cấp để công nhận bạn là công dân của nước Việt Nam, còn thẻ visa là giấy tờ của nước Anh cho phép bạn nhập cảnh vào nước Anh.

Hộ chiếu là giấy tờ do nước bạn ở cấp, công nhận quyền công dân của bạn.

Hộ chiếu là giấy tờ do nước bạn ở cấp, công nhận quyền công dân của bạn.

Việt Nam hiện tại đang miễn visa (thị thực) song phương cho hộ chiếu phổ thông (tức là 2 nước đều miễn visa cho người dân của nước này đến nước kia và ngược lại). Danh sách các nước miễn thị thực song phương với Việt Nam mình sẽ cập nhật chi tiết sau.

– Nếu bay quá cảnh (transit)

Trong trường hợp này bạn cần phải mang hộ chiếu, thẻ visa và thẻ visa transit. Thẻ visa vẫn là thẻ visa ở nước mà bạn muốn đến, còn thẻ visa transit là thị thực quá cảnh tại nước mà bạn phải quá cảnh.

Ví dụ, nếu bạn muốn bay từ Việt Nam đến Mỹ nhưng nếu không có chuyến bay thẳng từ Việt Nam tới nơi đó, bạn phải bay tới Nhật rồi từ đó bay tiếp một chuyến bay tới Mỹ thì khi đi bạn phải chuẩn bị: hộ chiếu, thẻ visa Mỹ và thẻ visa transit Nhật. Dưới đây là hình của 1 thẻ visa Nhật và 1 thẻ visa transit Nhật.

Thẻ visa Nhật

Thẻ visa Nhật

Thẻ Visa transit Nhật

Thẻ Visa transit Nhật

Tiền mặt đóng thuế ở sân bay

Tiền mặt để đóng thuế ngay tại sân bay cũng là một trong những loại cần phải chuẩn bị trước khi lên máy bay. Ở các sân bay Việt Nam hay một số sân bay châu Á có thu lệ phí sân bay khi bạn đi máy bay từ các sân bay đó nơi đó. Ở một số sân bay thì gộp luôn tiền thuế vào giá vé máy bay. Tiền thuế này sẽ được thu bằng tiền của nước mà bạn xuất cảnh, do đó bạn phải chuẩn bị ít tiền mặt để đóng ngay, hạn chế đổi tiền ở sân bay (vì tỉ giá ở sân bay thấp hơn ở ngoài).

Đồ dùng cá nhân

Với những đồ dùng bạn muốn mang đi thì nên chia thành 2 loại:

Một là đồ để xách tay: đồ này bạn được phép mang theo bên mình khi lên máy bay, đồ này có thể để ở gầm ghế, hay giá đồ phía trên chỗ bạn ngồi hoặc bạn ôm theo bên mình. Hành lý xách tay này chỉ được phép dưới 7kg (không mang theo đồ có tính chất sát thương).

Đồ xách tay được mang theo bên mình khi lên máy bay có trọng lượng nhỏ

Đồ xách tay được mang theo bên mình khi lên máy bay có trọng lượng nhỏ

Hai là đồ ký gửi (checked luggage):đây thường là đồ nặng, cồng kềnh. Đồ này sẽ mang theo cùng chuyến bay của bạn nhưng được để ở khoang hành lý, khi tới điểm dừng thì bạn mới được làm thủ tục để lấy những đồ này. Lưu ý: hầu hết các hãng hàng không đều quy định bạn được mang theo bao nhiêu kg đồ dùng ký gửi không mất phí (thường là 20kg), còn trên giới hạn đó thì bạn phải đóng thêm phí. Và cũng có quy định các đồ dùng nào không được phép mang theo, bạn nhớ lưu ý.

Đồ ký gửi có trọng lượng lớn hơn và được bao bọc cẩn thận

Đồ ký gửi có trọng lượng lớn hơn và được bao bọc cẩn thận

Lưu ý khi sếp đồ mang theo

  • Với đồ sách tay có trọng lượng thấp, được mang theo bên mình trong chuyến đi nên không cần phải bao gói chặt.
  • Với đồ ký gửi bắt buộc bạn phải bao gói thật chặt, vì nó được chuyển đến khoang khác của máy bay để chứa. Và có rất nhiều trường hợp bị mất đồ trong hàng hóa ký gửi vì không bao gói chặt.
  • Các đồ được mang theo phải tuân thủ đúng quy định của sân bay.

Đồ ăn nhẹ

Vì trước khi máy bay cất cánh từ 2-3h là bạn phải có mặt ở sân bay rồi, có rất nhiều trường hợp đợi lâu lại quá bữa thường gây đói. Trong khi đồ ăn ở sân bay khá đắt, do đó nếu được bạn nên mang theo chút đồ ăn trước khi đi tới sân bay, trong lúc đợi làm thủ tục bạn có thể nhấm nháp một chút.

Trên đây là toàn bộ giấy tờ, đồ dùng cần phải chuẩn bị trước khi tới sân bay. Hi vọng sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trước khi bay cần phải chuẩn bị những gì.

hộ chiếu sân bay Thẻ Visa
Bài viết liên quan